TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

5 PHÚT LỜI CHÚA MỖI NGÀY THÁNG 10 NĂM 2011


01/10/11 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 26 TN
Th. Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh
                                                      Mt 18,1-5

sỐng tuỔi thơ vỚi chúa
Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 18,3)
Suy niệm: Nhiều người khi tuổi đời đã chồng chất, nhìn các cháu thiếu nhi chơi đùa mới tiếc nuối nhớ lại chính mình cũng đã có một thời tuổi thơ hồn nhiên, trong trắng, không sân hận, không mưu mô thủ đoạn, nhưng chân thành, đơn sơ, vô tư lự bên cha mẹ. Chúa Giêsu dùng hình ảnh trẻ thơ để nhắc nhở mọi người chúng ta là con cái Thiên Chúa tinh thần phải có trên đường lữ hành tiến về nhà Cha trên trời. Chúa Giêsu quả quyết, những ai biết sống hoàn toàn tin tưởng, phó thác vào sự yêu thương và quan phòng của Thiên Chúa như kiểu sống của một trẻ thơ thì có thể nói được rằng không những người đó đã nắm phần chắc được vào nước trời, mà còn là kẻ lớn nhất trong nước trời nữa. Đời sống của chị thánh Têresa Hài đồng Giêsu là tấm gương cho chúng ta về tinh thần trẻ thơ này.
Mời Bạn: Sinh ra không có gì trong tay, và khi mắt lìa đời chúng ta cũng chỉ có 2 bàn tay trắng. Bạn có gì để vênh vang, có gì để tự đắc? Sống đúng thân phận con người đối với Thiên Chúa chính là sống tinh thần trẻ thơ hoàn toàn tín thác trọn vẹn vào tình thương yêu quan phòng của Ngài. Đó chính là lúc bạn tìm thấy sự bình an đích thực trong cuộc sống.
Sống Lời Chúa: Không đề cao cái tôi của mình nhưng biết nhìn nhận, khích lệ những ưu điểm của người khác.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con một tâm hồn trẻ thơ để chúng con luôn biết phó thác cậy trông vào Chúa để đáng được Chúa thương yêu năng đỡ và chúc lành. Amen.

Kinh Mân Côi và Phúc Âm

Kinh Mân Côi là một việc đạo đức xuất phát từ Phúc Âm. Đúng thế, trước hết là những lời kinh chúng ta đọc. Kinh lạy Cha là gì nếu không phải là lời kinh chính Chúa đã truyền dạy cho các môn đệ.

Còn kinh kính mừng là gì nếu không phải là lời chào của sứ thần Gabriel và của bà Elisabeth, đã được Phúc Âm ghi lại. Nhưng điều quan trọng hơn là những mầu nhiệm chúng ta suy gẫm, tóm lược toàn bộ Tin Mừng và cuộc đời của Chúa.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẸP CHUYẾN THĂM ĐỨC

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENÊDICTÔ 16



THÁNH LỄ TẠI FREIGBURG

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

SUY NIỆM CHÚA NHẬT - LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

Kinh Mân Côi – Lời kinh kỳ diệu

(Trích trong ‘Từng Bước Một Thôi’ – ĐGM. Vũ Duy Thống)
Ngày 16 tháng 10 năm 1978, trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng sau khi đắc cử Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã ký thác sứ vụ của ngài cho Đức Mẹ Maria và giới thiệu lại Kinh Mân Côi cho toàn thế giới như là “lời kinh diệu kỳ”.

Sau hai mươi lăm năm, tức là vào dịp mừng Ngân khánh Giáo Hoàng, trong Tông thư “Kinh Mân Côi”, một lần nữa ngài ân cần nhắc lại kỷ niệm xưa mà nay đã trở thành xác tín: Kinh Mân Côi là lời kinh kỳ diệu. Đơn giản trong hình thức, đơn sơ trong nội dung, nhưng không đơn thuần là một kinh dành cho giới bình dân như có thời người ta nghĩ, nhất là sau Vatican II khi Phụng Vụ tìm lại được vị thế đỉnh cao và trung tâm.

Vâng, Kinh Mân Côi là kinh phổ quát cho hết mọi người, phổ cập cho mọi trình độ và phổ biến trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhưng đâu là nét kỳ diệu của Kinh Mân Côi?

1) Kinh Mân Côi hệ tại việc gặp gỡ Đức Maria trong tình mẫu tử.
Đành rằng lời kinh nào dâng lên Đức Maria cũng là dâng lên trong tình mẫu tử, như được thể hiện qua truyền thống cầu nguyện Việt Nam, nhất là trong lãnh vực ca nguyện. Cứ thử làm một bảng liệt kê những ca khúc hát dâng Đức Mẹ ắt sẽ rõ. Nhiều lắm. Chỉ những ca khúc bắt đầu bằng chữ “Mẹ ơi” từ nốt bậc năm về nốt bậc một không phân biệt trưởng thứ cũng có thể làm thành một cuốn sưu tập không mỏng. Nhưng vượt lên tất cả, riêng Kinh Mân Côi đã đẩy tình mẫu tử ấy lên một cung bậc diệu kỳ.

LỜI HẰNG SỐNG - CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu 01.10



Hãy click vào Đọc Thêm để xem tiếp về Thánh Têrêsa nhé!

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

MẪU TỰ ST

Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự "ST" , có nghĩa là quân trộm cắp ( viết tắt từ chữ Stealer ).
Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống hòng chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ "ST" đáng nguyền rủa này.
 Còn người em, anh tự nói với bản thân mình : " Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của những người xung quanh và của chính tôi". Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự "ST" vẫn còn in dấu trên vầng trán anh.
            Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ rồi trả lời " Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện ( Saint )

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Suy Niệm Chúa nhật 26 TN

LẠY CHÚA, NÀY CON XIN ĐẾN
THỰC THI Ý CHÚA Micae Phạm Vũ Giang Đình op
Lời Chúa hôm nay, thánh sử Mat-thêu đã thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu nói các thượng tế và kỳ mục về những ai thực thi ý Chúa qua dụ ngôn hai người con làm vườn nho cho cha. Người con thứ nhất đáp: “con không muốn” nhưng anh ta nghĩ lại, hối hận vì lời nói của mình nên anh đi làm vườn nho cho cha. Ngược lại, người con thứ trả lời “con đi” nhưng anh ta lại không đi làm vườn nho cho cha.
Thiên Chúa là người cha nhân từ, Ngài luôn mời gọi mỗi người chúng ta hãy làm vườn nho cho Chúa - Là thực thi ý Chúa bằng chính đời sống hằng ngày của chúng ta.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp hai loại người: một là loại người không nói nhưng lại làm. Hai là loại người nói nhưng không làm. Hoặc là người nói nhiều nhưng làm ít, và người nói ít nhưng làm nhiều. Thiên Chúa muốn chúng ta thực hiện lời hứa bằng hành động của mình, chứ không phải hứa suông bằng môi miệng. Đức Giêsu đã nhiều lần lên án thái độ hình thức bên ngoài “ không phải những ai thưa lạy Chúa, lạy Chúa! mà được vào nước trời cả đâu, nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha, Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi”. Sở dĩ như vậy, vì họ là những người tội lỗi biết mình lầm lạc đã ăn năn hối cải, nên được vào nước Thiên Chúa. Điều quan trọng là nhận ra lỗi lầm, biết ăn năn hối cải quay trở về với Thiên Chúa. Mặc dù quá khứ cho dầu đầy tội lỗi, nhưng tỏ lòng ăn năn sám hối và tin vào tình thương của Thiên Chúa thì sẽ được vào nước Ngài.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Những Khác Biệt Giữa Công Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành

Hỏi: Trong bài trước cha đã nói đến các Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều mặt thần học, tín lý, giáo lý, bí tích, phụng vụ .v.v. Xin cha nói rõ hơn về những khác biệt này giữa Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành.

Trả lời: như đã giải thích trong bài trước, cả ba Nhánh Kitô Giáo trên đây, từ đầu, đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là KitôGiáo (Christianity). Nhưng theo dòng thời gian, đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo (schisms) hoặc những cải cách (reformations) đáng tiếc xảy ra khiến KitôGiáo bị phân chia thành 3 Nhánh chính trên đây. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo (Anglican Communion) do vua Henri VIII (1491-1547) của nước Anh chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho Nước Anh, tách khỏi Rôma chỉ vì Tòa Thánh La Mã (Đức Giáo Hoàng Clement VII) không chấp nhận cho nhà vua ly di để lấy vợ khác.
Cho đến nay, các nhóm ly khai trên vẫn chưa hiệp thông được với Giáo Hội Công Giáo vì còn nhiều trở ngại chưa vượt qua được.. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng giới hạn trong câu hỏi được đặt ra, tôi chỉ xin nêu sau đây những dị biệt căn bản giữa ba Nhánh Kitô Gíáo lớn trên đây mà thôi.

Các Giáo Phái Tin Lành Có Bí Tích Thánh Thể Không?

Hỏi : Một số giáo phải Tin Lành có nghi thức bẻ bánh và uống rượu.Đây có phải là bí tích Thánh Thể tương tự như của Giáo hội Công Giáo không ?
Trả lời : Trước khi trả lời câu hỏi này, xin được nói qua một lần nữa về các giáo phái chưa hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Trước hết là

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Lời Chúa - Chúa Nhật 26 Thường Niên

Phúc Âm
Matthêu 21:28-32

28 Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho".
29 Nó đáp: "Con không muốn đâu!" Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi.
30 Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: "Thưa ngài, con đây!" nhưng rồi lại không đi.
31 Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?" Họ trả lời: "Người thứ nhất". Đức Giêsu nói với họ: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông.
32 Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy".

Chi Tiết Hay
·      Khung cảnh: Các thượng tế và kỳ lão trong dân chống đối Chúa, đụng độ nảy lửa, làm họ nhất tâm bắt giết Chúa.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

NIỀM VUI KHÁM PHÁ

Khám phá chữ Fiat



Click vào ĐỌC THÊM để khám phá thêm nhiều điều thú vị nữa nhé!

Tiếng Việt đang “dài” ra!

Hiện tượng nói dài đang ngày càng trở nên phổ biến trong sách báo và văn bản tiếng Việt hiện nay. Vì sao?

Trong một chương trình Chào buổi sáng (VTV1) mới đây, viên sĩ quan cảnh sát giao thông trả lời phỏng vấn rằng:
“Chúng tôi đã xác định được những cơn mưa kéo dài trên một tiếng đồng hồ hoặc dưới một tiếng đồng hồ gây ngập lụt là 53 điểm”.

Sao không nói: “Chúng tôi đã xác định được 53 điểm cứ mưa to là ngập” cho gọn?

Cũng chương trình này, hàng ngày vẫn ra rả “người tham gia giao thông”, “các phương tiện tham gia giao thông”. Sao không nói “người đi lại”, “xe cộ” cho ngắn?

Học sinh của ta làm văn!


Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào.
Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt... Không có nước thì con người sẽ chết.
Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.
Đề: Bình luận câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước nhớ nguồn là khuyên chúng ta phải nên tiết kiệm nước,
khi tắm phải từ từ, không được xối ào ào...

Nhớ Lời Chúa Chúa Nhật 25 TN


01. Ông chủ trong dụ ngôn mướn thợ làm gì? (Mt 20, 1)
a. Đi chăn chiên.
b. Làm vườn nho.
c. Đi đánh cá.
d. Đi gieo lúa.

02. Theo thỏa thuận, mỗi ngày người thợ lãnh được bao nhiêu quan tiền? (Mt 20, 2)
a. 1 quan tiền.
b. 2 quan tiền.
c. 4 quan tiền.
d. 7 quan tiền.

03. Nhóm thợ cuối cùng được ông chủ mướn vào giờ thứ mấy? (Mt 20, 6)
a. giờ thứ 3.
b. giờ thứ 6.
c. giờ thứ 9.
d. giờ thứ 11.

04. Những ai cằn nhằn ông chủ khi họ lãnh 1 quan tiền? (Mt 20, 10)
a. Những người vào làm trước nhất.
b. Những người vào làm giờ thứ 3.
c. Những người vào làm giờ thứ 9.
d. Những người vào làm giờ thứ 11.

05. Lời ông chủ nói với những người cằn nhằn là: “Hay bạn thấy tôi … … …, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20, 15)
a. Hiền lành.
b. Tốt bụng.
c. Công bằng
d. Bác ái


Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Các bài múa Lễ Tạ Ơn 05.8.2011

Các em thiếu nhi trong các Họ Đạo Mừng 10 năm Linh Mục của Cha Phêrô Bùi Minh Tâm. Người con của Họ Đạo Cái Quao. Trước hết là bài múa của Họ Đạo Thành Thới.




Mời Click vào đọc thêm để xem những bài múa của Cái Quao và Tú San nhé!

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Các bài múa mừng Bổn mạng 25.7

Bài múa của Họ Đạo Thành Thới



Bài múa của Họ Đạo Cái Quao



Bài múa của Họ Đạo Tú San



Còn những Video khác từ từ sẽ được đăng tiếp!

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Ý nghĩa của chữ ''anh em'' trong Kinh Thánh

                             
  Vài hàng dẫn nhập
 
''Của Xêda thì trả về cho Xêda. CỦA Thiên Chúa thì trả về cho Thiên Chúa.'' (Marcô 12,17) Cung Lòng Mẹ Maria là CỦA Một Mình Thiên Chúa Cứu Chuộc là Giêsu. Cho nên, trong bài này, trước khi chứng minh rằng GIACÔBÊ, GIUSE, GIUĐA, SIMON không phải là EM cùng MẸ với Chúa Giêsu, tôi chỉ nêu lên một số nghĩa của chữ ANH EM (1) được dùng trong Kinh Thánh. Vì việc chứng minh như vừa nêu phải rõ ràng và để khỏi ''nhầm trước, quên sau'' như tôi, thiết tưởng cần ghi lớn, tô màu và gạch dưới nhiều chữ để người đọc dễ nhận ra và đối chiếu các chữ quan trong ấy. 
I. Ý Nghĩa của Chữ ANH EM
Chữ ANH EM trong Kinh Thánh tiếng Việt có cùng nghĩa với chữ Hy-lạp: δελφσ (adelphos), chữ La-tinh, Pháp, Anh, Đức là ''frater, frère, brother, Bruder'' như sau: ''anh em cùng cha-mẹ; anh em khác cha hay mẹ; anh em trong dòng tộc; người đồng hương hay đồng bào; bạn đồng hành; người cùng lý tưởng; người đồng nghiệp hay đồng sứ mạng; anh em trong Chúa Kitô; tông đồ nói chung; anh em cùng một Cha trên Trời; mọi người kể cả địch thù'' như Lời Chúa dạy: ''Song hãy thương yêu ĐỊCH THÙ và hãy làm ơn, hãy cho vay mượn, mà chẳng trông báo đền. Như vậy, phần thưởng dành cho các con sẽ lớn lao, và các con sẽ là con cái của Ðấng Tối Cao vì Ngài nhân hậu với người vô ơn và phường độc ác." (Luca 6,35) Tại sao con thấy cái rác trong mắt của ANH EM con, mà cái xà trong mắt của mình thì lại không để ý tới? (Math. 7,3)

Hiệp Thông Trong Gia Đình Công Giáo

Gia đình là một tổ hợp bao gồm nhiều thành viên như: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em có cùng huyết thống với nhau nên sẽ có những mối liên hệ về tự nhiên và cả siêu nhiên, vì vậy để gầy dựng một gia đình hạnh phúc cần phải có sự hiệp thông với nhau trong gia đình tự nhiên cũng như trong gia đình thiên quốc. Xin mạn phép nêu lên suy nghĩ của mình về sự hiệp thông trong gia đình qua các tương quan.
1. Tương quan giữa gia đình với Thiên Chúa
Thiên Chúa tạo dựng con người có nam, có nữ để họ yêu thương và đến với nhau, và tạo thành những gia đình nhỏ trong đại gia đình Hội Thánh. Về điểm này, thiết nghĩ chúng ta phải thiết lập mối tương quan với Thiên Chúa qua những lời kinh nguyện chung hằng ngày vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì Thầy sẽ hiện diện và ở giữa họ”, đồng thời cần làm nhiều việc bác ái và hy sinh, để Thiên Chúa, Đấng làm chủ mọi gia đình, sẽ bảo ban và gìn giữ chúng ta trong ơn thánh của Ngài. Hơn nữa, sự hiệp thông được thể hiện rõ nét nơi Ba Ngôi Vị, nên chúng ta cần noi gương các Ngài để ngày càng phát triển hơn sự hiệp thông của gia đình mình.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Panô - Dẫn lễ và LNGD Chúa nhật 25 TN A


Chúa Nhật 25 Thường Niên Năm A
Thiên Chúa Nhân Hậu Với Mọi Người
(Is 55,6-9; Pl 1,20-24.27; Mt 20,1-16)

- Dẫn vào Thánh Lễ:
Hôm nay là Chúa nhật 25 thường niên...
Lời Chúa hôm nay cho chúng ta biết Thiên Chúa là Ðấng từ bi nhân hậu. Người thương yêu và đối xử với chúng ta theo lòng quảng đại vô biên của Người.
Trời cao hơn đất bao nhiêu thì lòng từ bi của Chúa cũng cao hơn lòng nhân hậu của chúng ta bấy nhiêu.
Chúng ta hiệp dâng Thánh Lễ. Xin cho chúng ta biết noi gương Chúa, sống nhân hậu rộng lượng với mọi người.
- Dẫn vào bài đọc I: Is 55,6-9
Qua lời ngôn sứ Isaia sau đây, Thiên Chúa kêu gọi và khuyến khích kẻ tội lỗi an tâm trở về với Người, để Người thương yêu tha thứ, vì Người muốn cứu vớt chứ không bao giờ muốn trừng phạt.
- Dẫn vào bài đọc II: Pl 1,20-24.27
Thánh Phaolô đang bị cầm tù. Nếu bị xử tử, ông sẽ được về với Chúa. Nếu được trả tự do, ông sẽ tiếp tục rao giảng Tin Mừng. Như thế, đối với ông, sống chết đều có lợi. Ðó là nội dung đoạn thư sau đây.
- Dẫn vào bài Tin Mừng: Mt 20,1-16
Vì lòng tốt, Chúa trả lương cho người làm ít giờ cũng bằng kẻ làm nhiều giờ. Những người này ganh tức, nhưng Chúa đã làm đúng phép công bình, vì đã trả đúng giá ấn định. Ðó là ý nghĩa Tin Mừng hôm nay.

Vui Trung Thu với Thiếu Nhi



Ở nước ta, Tết trung thu là một trong bốn tết quan trọng nhất trong năm theo nông lịch cổ; đó là: Tết đầu xuân (Tết nguyên đán), tết giữa thu (Tết trung thu), đệm giữa là tết vào hè (Tết đoan ngọ) và tết đầu đông (Tết cơm mới 10-10).

Theo phong tục, Tết Trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám âm lịch hằng năm. Đây còn được coi là ngày tết của trẻ em, gọi là "Tết trông Trăng", “Tết Nhi Đồng”. Trẻ em rất mong đợi được đón Tết này.

Việc tổ chức đón Tết Trung thu cho trẻ em là hoạt động thường niên, thể hiện sự quan tâm với trẻ em trong các họ đạo.


Trung Thu năm nay, các họ đạo Cái Quao, Tú San và Thành Thới đều có tổ chức đêm vui chơi dành cho các em thiếu nhi trong họ đạo của mình. Đặc biệt, năm nay các em nhận được quà Trung Thu từ một số ân nhân qua Các Dì bác ái xã hội MTG Cái Mơn. Cám ơn các Anh Chị và Các Dì …nhiều nhiều!
Ở Cái Quao có thánh lễ … Sau lễ các em chia sẻ phần quà trung thu từ những anh chị em ở Sài Gòn gởi đến. Các em vui trung thu với nhau qua một vài sinh hoạt chung với nhau …
Ở Tú San thì các em tổ chức thi làm lồng đèn và có các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” do các em thiếu nhi và giới trẻ của họ đạo tự biên tự diễn, các em được nhận quà rất vui vẻ và trật tự.
Ở Thành Thới cũng có những hoạt động vui … số lượng các em khá đông so với dự kiến … làm Ban Tổ Chức thật mệt … nhưng vui vì con em của mình.

Đức Thánh Cha nói về Bí Tích

Đức Thánh Cha trình bầy Bí Tích Thánh Thể như giải pháp cho các vấn đề xã hội
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Một người có thể quỳ gối trước Thánh Thể và rước Mình Thánh Chúa Kitô phải chú ý đến các nhu cầu của tha nhân và sẵn sàng chia xẻ với người khác.


Đức Thánh Cha Benedict XVI đề nghị một tu đức Thánh Thể làm thuốc giải độc cho chủ nghĩa cá nhân, ngài nói sẽ đưa đến việc dành cho các mối tương quan một vai trò chính yếu trong đời sống, bắt đầu với các mối tương quan trong gia đình.


Ngài tiếp, một tu đức Thánh Thể, cũng nằm ở trọng tâm của một cộng đồng Giáo Hội vượt qua được những sự chia rẽ.


Đề cập đến vấn đề thất nghiệp, Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng một tu đức Thánh Thể là một "phương cách để phục hồi phẩm giá con người trong đời sống thường ngày và do đó cho công việc làm của họ."


Ngài nói, một tu đức Thánh Thể cũng là một trợ giúp khi đến với những ai yếu đuối, để nhớ rằng "những sắc thái khác nhau về sự mỏng dòn của nhân loại" không làm giảm thiểu "giá trị con người," nhưng đòi hỏi phải có sự "gần gũi, chấp nhận và giúp đỡ."


Đức Thánh Cha nói: "Không có một cái gì nhân bản chân chính mà không tìm được nơi Thánh Thể phương cách đúng đắn để sống sung mãn. Vì thế, đời sống hàng ngày trở nên nơi chốn thờ phượng thiêng liêng, để sống với sự cao cả của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, với một mối tương quan với Chúa Kitô và như một lễ vật dâng lên Chúa Cha."

Suy Niệm Chúa nhật 25 TN A

ÔNG CHỦ QUẢNG ĐẠI
Mt 20, 1 - 16a
"Có qua có lại mới toại lòng nhau hay bánh ích đi thì bánh quy lại". Đó là cách cư xử bình thường của con người với nhau. Nói vắn gọn là công bằng và sòng phẳng. Đây là điều mà những người chủ cần biết quan tâm nhiều hơn với người của họ. Một người chủ sáng suốt và tài giỏi sẽ biết trả lương đúng với thực lực nhân viên của mình.
Với cái nhìn này, chúng ta sẽ thấy ông chủ trong dụ ngôn của đoạn Tin mừng hôm nay thật lạ lùng. Trước nhất là thông thường việc đi kiếm người làm thì do người quản gia. Còn ở đây chính ông chủ lại đi kiếm người làm. Chẳng những ông đi kiếm một lần trong ngày mà nhiều lần.

Chúa Nhật XXV thường niên - Ghen tương!


Ca dao Việt Nam có câu:
“Ớt nào mà ớt chẳng cay
Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”

            Ghen tương, tị hiềm là một mầm giống bệnh tật nằm trong bản tính con người. Từ nguyên thủy đã có ghen tị. Cain vì ghen mà giết Aben, bởi em cậu đẹp lòng Thiên Chúa. Các anh em con của Giacob ghen với Giuse vì em được cha thương nên bán em qua Ai cập làm nô lệ. Vua Saolê ghen với Đavít vì dân chúng tín nhiệm Đavít, nên Saolê hai lần lấy đao phóng đâm vào Đavít. Đavít ghen với Uria. Vì ông có vợ đẹp nên Đavít đã hãm hại Uria để chiếm đoạt vợ của ông.

            Có nhiều người ghen và cũng có nhiều chuyện để ghen. Ghen tương thường đi đến kết thúc thật bi thảm. Thù oán, giận hờn và đôi khi giết hại lẫn nhau mà vẫn không áy náy lương tâm.

Chắc hẳn chúng ta còn nhớ vụ kiện hai bà mẹ giành nhau đứa con trước tòa của Salômôn. Một bà nói: Hai chúng tôi ở cùng một nhà, nhưng con của bà ta bị chết vì bà nằm đè phải đứa con nên nó bị chết. Nửa đêm bà này thức dậy đánh tráo con tôi”. Nhà vua vung gươm sáng loáng ra lệnh chặt đôi bé còn sống để chia cho mỗi bà một nửa. Nghe vậy, người mẹ thứ hai thưa rằng: “Xin bệ hạ trả cháu nhỏ cho bà kia, đừng giết cháu tội nghiệp”. Bà thứ nhất thưa: “Cháu bé không phải của chị cũng không phải của tôi. Cứ phân đôi là công bằng”. Nhà vua liền trao cho người mẹ xin đừng giết đứa bé, vì đó là người mẹ thật.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

ÐỪNG

Đừng để nhìn thấy một nụ cười rồi mới cười lại.
Đừng đợi đến khi được yêu thương mới yêu thương lại.
Đừng đợi đến khi cô đơn mới nhận ra giá trị của tin nhắn.
Đừng đợi đến khi có một công việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu chịu làm.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Thân Cây Viết Chì...

   Cảm hứng từ bài hát “Thân cây viết chì ”của Lm. Trần Thế Tuyên Cha giảng phòng cho Phan Sinh Tại Thế Montréal tháng 8 năm 2011.
Làm thân cây viết chì
Ngoan hiền trong tay Chúa
Làm thân cây viết chì  
Tô vẻ tình Chúa thương
Lúc chào đời, cây viết chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm viết chì sẽ ra sao, bởi thỉnh thỏang nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau về cuộc sống muôn mặt ngoài đời. Viết chì băn khoăn mãi ! Cuối cùng, trước hôm xuất xưởng phân phối đến các cửa hàng, viết chì bạo gan hỏi người thợ làm bút rằng :

Mỹ kỷ niệm tròn 10 năm vụ khủng bố 11/9


Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng cựu tổng thống George W. Bush hôm nay tham dự buổi lễ kỷ niệm chính sự kiện 11/9 tại khu Ground Zero, nơi từng tọa lạc tòa tháp đôi WTC ở thành phố New York.
AP đưa tin buổi lễ tại khu Ground Zero New York diễn ra trong tình trạng an ninh được thắt chặt. Cảnh sát dùng rào chắn bằng sắt để phong tỏa những con đường gần khu vực này. Tại hai thành phố New York và thủ đô Washington, mọi xe cỡ lớn tới đường hầm và cầu đều bị kiểm tra nghiêm ngặt.
Ông Michael Bloomberg, thị trưởng thành phố New York, đọc bài phát biểu để mở màn buổi lễ. Ông nói rằng một "bầu trời xanh hoàn hảo" của New York đã biến thành màu đen bởi các vụ khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu tổng thống George W. Bush đã tham gia lễ tưởng niệm tại khu Ground Zero nay là hai hồ nước trên nền cũ của tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC). Đứng phía sau kính chắn đạn, ông Obama đọc một đoạn trong Kinh Thánh sau khi mọi người dành một phút mặc niệm vào 8h46' giờ New York, thời điểm chiếc máy bay đầu tiên lao vào WTC đúng 10 năm trước.
Thân nhân của 2.977 người thiệt mạng trong các vụ khủng bố hôm 11/9/2001 bật khóc, khi lần lượt đọc tên các nạn nhân tại Ground Zero. Sau đó mọi người lần lượt dành một phút mặc niệm vào 9h03, 9h37 và 10h03 - thời điểm những chiếc máy bay thứ hai, thứ ba và thứ tư nổ tung.
Lễ tưởng niệm tại New York là trung tâm của các hoạt động tưởng nhớ sự kiện 11/9 trên toàn nước Mỹ trong ngày hôm nay. Đây là cơ hội để người dân Mỹ hồi tưởng một thập kỷ đã thay đổi cuộc sống của họ, bao gồm hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, cùng sự thay đổi trong công tác an ninh tại các sân bay, thành phố lớn.
An ninh được siết chặt do tổ chức khủng bố Al-Qaeda đe dọa tấn công trong buổi lễ kỷ niệm ngày 11/9. Trên khắp nước Mỹ, người dân cầu nguyện trong các nhà thờ và đặt hoa hồng trước các đồn cứu hỏa. Người dân ở những nơi khác trên thế giới cũng tưởng nhớ vụ 11/9 theo cách tương tự.
Gần 3.000 người thiệt mạng khi bốn máy bay chở khách bị không tặc khống chế lao vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York, Lầu Năm Góc và một cánh đồng thuộc bang Pennsylvania.
Việt Linh

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

10 năm nhìn lại vụ 11.9.2001 - Kinh hoàng ...

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “Thiên Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta”

WHĐ (09.09.2011) – “Thiên Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta –ngay cả trong những lúc khó khăn, thử thách, trong những giây phút đen tối của cuộc đời– Người lắng nghe, trả lời và cứu giúp chúng ta bằng phương cách riêng của Người. Nhưng chúng ta phải có khả năng nhận ra Người luôn hiện diện và chấp nhận cách Người làm việc.” ĐTC đã nói như trên, trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ tư 07 tháng Chín vừa qua, khi Ngài trình bày Thánh vịnh 3, được dùng làm đề tài cho loạt bài giáo lý hằng tuần về cầu nguyện.
Trong niềm vui của 20.000 khách du lịch và hành hương đến viếng Vatican, ĐTC đã trở lại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi giáo lý hằng tuần của ngài. Đây là buổi giáo lý đầu tiên ở đây từ khi Ngài nghỉ hè vào tháng Bảy. Những buổi giáo lý trong tháng Tám được trình bày tại sân tư dinh mùa hè của Ngài trên những triền đồi ở Rôma thoáng mát hơn.
Trong bài giáo lý ngắn gọn bằng tiếng Anh, ĐTC nói: “Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta lại trở về với những bài giáo lý về sự cầu nguyện, suy niệm theo Thánh vịnh 3, trong đó tác giả Thánh vịnh kêu van Chúa cứu thoát mình khỏi kẻ thù vây quanh. Theo truyền thống, Thánh vịnh này do vua Đavít viết khi vua đang chạy trốn quân đội của vua con phản loạn Absalom. Bị vây khốn tứ bề để tìm giết, tác giả Thánh vịnh kêu cầu Danh Chúa với tất cả lòng tin tưởng vào sự hiện diện và quyền năng của Thiên Chúa, Đấng duy nhất có thể cứu người khỏi tay quân dữ đang đe dọa mình.”

Thế giới sau ngày 11 tháng 9 ...

Thế giới sau ngày 11 tháng Chín cần có tôn giáo làm khí cụ hòa bình
WHĐ (10.09.2011) – Trên đài phát thanh Vatican ngày 6 tháng Chín vừa qua, giới thiệu cuốn sách mới xuất bản viết về hậu quả của thảm kịch ngày 11 tháng Chín, người phát ngôn của Tòa thánh, cha Federico Lombardi Dòng Tên, đã phát biểu: “Nếu nhân loại muốn xây dựng hòa bình sau đống tro tàn ngày 11 tháng 9 năm 2001, tôn giáo phải đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đối thoại”.
Cha nhận định: “Ngày của những cuộc tấn công, cách nay 10 năm, thật là “một ngày khủng khiếp. Do đó, đối thoại là chìa khóa để giải quyết sự đố kỵ và nguy cơ của chủ nghĩa tôn giáo quá khích. Nếu chúng ta muốn xây dựng hòa bình cho nhân loại, chúng ta phải có khả năng mở rộng công cuộc đối thoại trong đó chiều kích tôn giáo phải là một lực lượng năng động cổ vũ hòa bình.”
11 tháng Chín: Câu chuyện còn tiếp diễn (11 Settembre: Una Storia che continua)” do ký giả Alessandro Gisotti viết, là một loạt câu chuyện tìm hiểu thảm họa dựa trên quan điểm của những người mà cuộc sống của họ đã bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa ấy: đó là một ký giả truyền hình ở New York, một lính cứu hỏa, một nhân viên Tòa Bạch Ốc, gia đình của một sinh viên trẻ bị chết trong chiếc máy bay nổ tung gần Shanksville, Pennsylvania, một linh mục công giáo coi sóc ngôi thánh đường ở tầng trệt và những người khác nữa.
Ông Miguel Diaz, đại sứ Mỹ ở Vatican, tuyên bố rằng mặc dầu những đau khổ và mất mát vẫn còn kéo dài từ ngày 11 tháng Chín ấy, nhưng “tinh thần nhân loại đã chiến thắng nỗi sợ hãi, bạo lực và thảm họa: các quốc gia trên thế giới đã đoàn kết lại - gồm hơn 90 quốc gia có người tử nạn trong ngày ấy - để cùng đứng chung một chiến tuyến đối đầu với nhóm người muốn gieo rắc và làm lan rộng sự sợ hãi. Các quốc gia và dân chúng đã đồng thanh tuyên bố: “Không bao giờ để xảy ra như vậy nữa.”
Cuốn sách dày 90 trang này chỉ được xuất bản bằng tiếng Ý. Lời mở đầu do Đức Hồng y Francis E. George, Tổng giám mục Chicago, viết :
“Ký giả Gisotti đã làm một việc hữu ích để tưởng niệm những người đã tử nạn trong cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín năm 2001, nhưng còn đáng quý hơn nữa đối với những người sống sót”.
Qua những câu chuyện về những người bị ảnh hưởng do thảm họa trên, tác giả “đã giúp chúng ta ghi khắc trong tâm trí những điều không thể nào quên và để lại cho chúng ta một niềm hy vọng, bởi vì, cuối cùng thì lịch sử chính là điều Thiên Chúa ghi nhớ.”
(Theo CNS, 07-09-2011)
 
An Phú Sĩ

Lòng trung thành và tự trọng của loài Chó

Chó là một con vật thân thiết với chúng ta nhất trong những con vật sống gần gũi với con người. Không những thân thiết mà nó còn là loại vật hữu ích cho con người, nó trông coi nhà cửa, nhất là vào ban đêm nó canh chừng cho giấc ngủ của ta, báo động cho ta biết khi có kẻ lạ mặt đột nhập. Nó còn tạo cho ta những niềm vui nho nhỏ như mừng rỡ đón ta khi ta đi làm về. Nó sống giản dị, đón nhận mọi thức ăn mà chủ đưa cho. Nó được xem như biểu tượng của lòng trung thành, bất kể người chủ giàu hay nghèo, quyền cao chức trọng hay khố rách áo ôm. Nó luôn gần gũi và luôn trung thành. Thật đúng như câu tục ngữ:

  Con không chê cha mẹ khó
Chó không chê chủ nhà nghèo

  Có những câu chuyện viết về những con chó khôn ngoan biết bảo vệ chủ khi gặp nguy hiểm. Như cách đây không lâu khoảng hơn 1 năm, các tờ báo ở Sài Gòn đều đăng tin một con chó nhỏ đã nhảy vào tấn công tên cướp đang dùng súng uy hiếp chủ của nó. Nó nhảy lên cắn vào tay cầm súng của tên cướp, làm tên cướp hốt hoảng, bóp cò, phát súng nổ bay lên trần nhà, chủ nhà thừa dịp xô ngã tên cướp rồi chạy ra ngoài tri hô, nhờ sự giúp đỡ của những người chung quanh, cuối cùng tên cướp đã bị bắt.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Đố vui Kinh Thánh Tháng 9.2011

I. HÌNH TÔ MÀU

*Chủ đề của hình này là gì?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

* Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh gioan 3,14-15

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM

01. Ai đã giương cao con rắn trong sa mạc? (Ga 3, 14)
a. Ông Ápraham.
b. Ông Môsê.
c. Ông Giôsuê.
d. Ngôn sứ Êlia.

02. Không ai được lên trời, ngoại trừ ai từ trời xuống? (Ga 3, 13)
a. Con Người.
b. Các thiên sứ,
c. Đấng Cứu Độ.
d. Ngôn sứ Êlia.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Đức Tổng Giám mục Girelli tại Nhà thờ Chính toà Qui Nhơn

Bài giảng ngày 07-09-2011

WHĐ (08.09.2011) – Như tin đã đưa, Vị Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, hiện đang viếng thăm mục vụ các giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế từ ngày 3 đến 16 tháng Chín 2011. Sau khi thăm Tổng giáo phận Huế và giáo phận Đà Nẵng, ngài đã đến giáo phận Qui Nhơn trong hai ngày 7 và 8 tháng Chín. Tại giáo phận Qui Nhơn, Đức TGM Girelli gặp gỡ cộng đoàn giáo dân tại Nhà thờ Chính tòa, viếng Đền thánh Stêphanô, Đài kỷ niệm Nước mặn, nhà thờ Gò Thị, thăm Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn Gò Thị…
Sau đây là bài giảng của Đức TGM Girelli trong thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa Qui Nhơn ngày 7 tháng Chín.

Xóa mù chữ vì hòa bình

WHĐ (08.09.2011) – Từ cuối năm 1965, Liên  hợp quốc đã công bố ngày 08 tháng Chín hằng năm là Ngày Quốc tế Xóa mù chữ. Được cử hành lần đầu tiên năm 1966, năm nay Ngày Quốc tế Xóa mù chữ tập trung vào mối liên hệ giữa xóa mù chữ và hòa bình.
Mỗi năm vào Ngày này, UNESCO đều nhắc nhở cộng đồng quốc tế về tình trạng mù chữ trên toàn cầu. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, xóa mù chữ vẫn còn là một mục tiêu khó đạt được. Theo báo cáo của UNESCO năm 2010, khoảng 793 triệu người lớn chưa biết đọc biết viết, nghĩa là cứ năm người thì có một người mù chữ và 2 phần 3 trong số này là phụ nữ; 67,4 triệu trẻ em không được đi học và số em đi học không thường xuyên hay bỏ học còn nhiều hơn nữa.

Thư Mục Vụ 09.2011

Toà Giám Mục Vĩnh Long
103 đường 3/2
Vĩnh Long
26.8.2011
V/v  Thực Thi Công Bằng xã hội và Bác Ái
Kính gởi: Các Linh Mục, các Tu Sĩ
Và Anh Chị Em Giáo Dân Địa Phận Vĩnh Long
Đại Hội Dân Chúa tại Việt Nam tháng 11. 2011 đã lượt qua tình hình xã hội và tôn giáo trên quê hương, ghi nhận nhiều tệ nạn do ảnh hưởng của chủ nghĩa tương đối và hưởng thụ đang lan tràn trong mọi lãnh vực (x. Thư chung của HĐGM 2011, 5-8). Một thách đố lớn cho đời sống và sứ mạng của Hội Thánh: Làm thế nào để có thể thi hành sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô? Làm thế nào để chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho đại đa số đồng bào chưa biết Chúa Giêsu?
"Các con hãy đi thâu thập môn đồ khắp muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con" (Mt 28,19-20).
Sứ mạng của Hội Thánh bao gồm nhiều hoạt động :
- Công bố Tin Mừng đầu tiên (kerygma),
- Huấn giáo nhằm xây dựng sự trưởng thành đức tin,
- Đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập mọi lãnh vực đời sống xã hội và văn hóa ( x.Thư Chung, 32).
1. Thực thi công bằng và bác ái có phải là phục vụ chân lý Phúc Âm ?
Sau Lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ đã lập tức lên đường: Họ ra đi và rao giảng khắp nơi, có Chúa hoạt động với họ (Mc 16,20). Các ngài rao giảng những gì? Thánh Phaolô trả lời cho chúng ta: Chúng tôi không rao giảng bản thân mình, mà rao giảng Đức Giêsu Kitô là Chúa (2 Cor 4,5).