TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

HÌNH ẢNH HỌ ĐẠO TÚ SAN


NGÀY CẦU CHO ƠN THIÊN TRIỆU. 
CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH












THÊM MỘT VÀI HÌNH ẢNH


NGÀY CẦU CHO ƠN THIÊN TRIỆU Ở HỌ ĐẠO CÁI QUAO

















Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Học Hỏi Sứ Điệp Ơn Gọi Năm 2012



Học hỏi Sứ điệp ĐTC Bênêđictô XVI
Nhân Ngày Cầu cho Ơn Gọi lần thứ 49 - năm 2012

"Ơn Gọi, Quà tặng của Tình yêu Thiên Chúa"

1. Chủ đề của Sứ điệp Ngày Ơn Gọi năm 2012 là gì?

Sứ điệp Ngày Cầu nguyện cho Ơn Gọi lần thứ 49, được công bố ngày 13-2-2012, với chủ đề "Ơn gọi, Quà tặng của tình yêu Thiên Chúa".

2. Trong sứ điệp, ĐTC khẳng định Ơn gọi như thế nào?

Trong Sứ điệp, ĐTC khẳng định rằng: "Mỗi Ơn gọi riêng biệt đều nảy sinh từ sáng kiến của Thiên Chúa, là quà tặng của Tình yêu Thiên Chúa! Chính Chúa đi "bước đầu" chứ không phải vì sự tốt lành riêng nào nơi chúng ta, đúng hơn, đó là do sự hiện diện của chính tình yêu Chúa được "đổ xuống trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Linh" (Rm 5,5).

3. Sáng kiến tình yêu Chúa được biểu lộ như thế nào?

Nguồn mạch của Ơn gọi luôn là sáng kiến của Thiên Chúa, được biểu lộ qua Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa trở nên hữu hình bằng nhiều cách thức: Ngài đến gặp gỡ chúng ta trong lịch sử, qua những con người, qua Lời Chúa, trong các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể.

4. ĐTC dạy ta đáp trả thế nào trước Tình yêu vô biên của Chúa?

Trước tình yêu vô biên của Thiên Chúa, "mức độ cao cả nhất của đời sống Kitô hữu hệ tại yêu thương "như" Thiên Chúa. Đây là một tình yêu được biểu lộ qua sự hiến thân trọn vẹn, một cách trung thành và phong phú".

5. ĐTC nhắc nhớ sứ mạng của LM và Tu sĩ phải như thế nào?

Sứ mạng của các LM và tu sĩ là trở thành những hình ảnh hữu hình, tuy bất toàn, của Tình yêu Thiên Chúa. Chính tình yêu ấy là động lực thúc đẩy đáp lại tiếng gọi thánh hiến cho Chúa qua việc thụ phong linh mục hoặc tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm".

6. ĐTC nhấn mạnh quan hệ của LM-TS và cộng đoàn Kitô hữu thế nào?

ĐTC nhấn mạnh đến quan hệ của những tu sĩ, đặc biệt là của các linh mục, với cộng đoàn Kitô hữu. Quan hệ này là điều sinh tử và căn bản trong chân trời tình cảm của họ, như Cha Sở họ Ars thường nói: "Làm linh mục không phải là cho bản thân mình, nhưng là cho anh chị em".

7. ĐTC lưu ý về Mục Vụ Ơn Gọi cho thế hệ trẻ về điều gì?

ĐTC dạy: "Tôi ân cần nhắn nhủ anh chị em hãy chú ý lắng nghe những người, trong cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và phong trào, đang cảm thấy những dấu hiệu ơn gọi sống đời linh mục hoặc ơn gọi thánh hiến. Điều quan trọng là kiến tạo những điều kiện thuận lợi để nảy sinh nhiều lời thưa "Xin vâng", như lời quảng đại đáp lại tiếng gọi tình yêu của Thiên Chúa".

8. Mục vụ Ơn gọi cần có những đường hướng nào?

- Yêu mến Lời Chúa: nghiền ngẫm Thánh Kinh.

- Đời sống cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn: cách chăm chú và kiên trì.

- Sống Thánh Thể: học sống theo "mức độ cao" của Tình yêu Thiên Chúa.

9. Đâu là "kho tàng" quý giá giúp ta hiểu vẻ đẹp của đời sống dâng hiến?

- Kho tàng quý giá đó là:  Lời Chúa, cầu nguyện và Thánh Thể.


10. Đâu là "nơi chốn" cho sự biện phân và chăm sóc Ơn gọi cho giới trẻ?

- Gíao Hội địa phương (Giáo phận), Cộng đoàn kitô hữu (Họ Đạo), Gia đình Kitô hữu.


11. ĐTC nhấn mạnh vai trò Gia đình quan trọng thế nào?

- Gia đình là "cộng đồng sự sống và tình yêu" giúp trẻ có kinh nghiệm về tình yêu dâng hiến.

- Gia đình là nơi ưu tiên "huấn luyện về nhân bản và kitô giáo".

- Gia đình là "chủng viện đầu tiên và tuyệt hảo" cho mọi ơn gọi.


12. ĐTC kết thúc Sứ điệp Ơn Gọi như thế nào?

ĐTC kết thúc Sứ điệp bằng Phép lành Toà Thánh với lời mời gọi:     

Các bạn trẻ:     "Hãy ngoan ngoãn lắng nghe tiếng Chúa gọi,

                        "Hãy sẳn sàng đón nhận tiếng gọi đó

                      "với tấm lòng quảng đại và trung tín"

          Ban Giáo Lý Giáo Phận Vĩnh Long

Giao Lưu Tu Sinh Cần Thơ & Vĩnh Long


“CON ĐÂY, XIN CHÚA HÃY SAI CON ĐI”

Để kết chặt thêm tình thân với “Giáo phận láng giềng”, để khích lệ nhau thêm phấn khởi sống ơn gọi, Lớp Dự tu GP Cần Thơ đã có buổi gặp gỡ với Lớp Dự tu GP Vĩnh Long. Buổi gặp gỡ diễn ra trong bầu khí thân tình tại Chủng viện Vĩnh Long. 
Bắt đầu cho buổi gặp gỡ là những lời huấn từ của Đức Cha Tôma – Giám mục GP Vĩnh Long. Đức Cha nói lên nỗi vui mừng, niềm hy vọng cùng với nỗi lo của Giáo hội đối với ứng sinh linh mục trong bối cảnh hôm nay. Giáo hội vui mừng vì đông đảo những tâm hồn thiện chí đang theo đuổi ơn gọi linh mục. Điều đó hứa hẹn một tương lai tràn sức sống cho Giáo hội với những thợ gặt nhiệt thành. Nhưng, đây cùng là nỗi lo của Giáo hội, bởi vì để đào tạo một ứng sinh trở nên “mục tử như lòng Chúa mong ước” là điều không phải dễ. Điều đó, trên hết là nhờ ơn Chúa, nhưng cũng phải nói đến mức độ đáp trả của từng ứng sinh trong quá trình tự đào tạo mình.



Những chia sẻ, những trao đổi cũng diễn ra trong sự chân thành giữa quý Cha Đặc trách và những anh em Tu sinh. Những thao thức của anh em Tu sinh cũng được bày tỏ, trao đến nhau như một ước mong, như một nhắc nhớ nhau sống hết mình với ơn gọi mà mình đang được kêu mời.


Bầu khí rộn rã như được tăng thêm nữa với trận giao lưu bóng chuyền giữa hai đội: Vĩnh Long và Cần Thơ. Quý Cha giáo cùng tham gia trong cả hai đội. Cuối cùng, phần thắng nghiêng về đội chủ nhà Vĩnh Long với tỉ số 3 – 2.
Cùng lắng lòng trong giờ Chầu Thánh Thể, mỗi tâm tư đều hướng về Chúa với nguyện ước:“Này con đây, xin Chúa hãy sai con đi” (Is 6, 8).



Một lần nữa, tiếng cười lại tràn ngập phòng cơm trong bữa cơm gia đình. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà ai cũng thương và thân nhau đến vậy. Phải chăng, có được như thế là do tình “hàng xóm”, nhưng cũng là do tình “đồng chí” mà nên.
Cuối cùng, đoàn Tu sinh GP Cần Thơ kính lời cám ơn và từ giã đến Đức Cha Tôma, quý Cha giáo và anh em Tu sinh Vĩnh Long. Cha Phaolô đáp từ và hẹn ngày tái ngộ. Mọi người trở về cuộc sống của mình mà lòng vẫn rộn ràng niềm vui Chúa ban.
Xin cầu nguyện và cầu chúc cho nhau - những ứng sinh linh mục của Giáo hội -  bằng lời lẽ trong thư Thánh Phêrô: “Anh em đã được Thiên Chúa tuyển chọn và mời gọi, thì hãy cố gắng hết mình, để làm cho các ơn đó nên vững mạnh” (2 Pr 1, 10).


HÌNH ẢNH TỪ HỌ ĐẠO

NGÀY CẦU NGUYỆN CHO ƠN THIÊN TRIỆU

XIN HIỆP Ý CẦU NGUYỆN 
THEO Ý GIÁO HỘI KÊU GỌI 
TRONG NGÀY CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH. 


















XIN CHO CÁC BẠN TRẺ VÀ CÁC EM THIẾU NHI TRONG GIÁO HỘI
NGHE VÀ QUẢNG ĐẠI ĐÁP TRẢ TIẾNG GỌI CỦA CHÚA - VỊ MỤC TỬ TỐT LÀNH. 

SUY NIỆM CHÚA NHẬT – CHÚA CHIÊN LÀNH


Mục tử.

Chúa nhật thứ IV mùa Phục Sinh được gọi là Chúa nhật Đấng Chăn Chiên nhân lành. Vì thế, toàn bộ lời Chúa hôm nay đều xoay quanh chủ đề này. Mục tử, tức là người chăn chiên, là hình ảnh rất quen thuộc đối với dân Do Thái du mục ngày xưa nói riêng, và cả xã hội Do Thái cho tới thời Chúa Giêsu nói chung. Vì vậy, suốt thời Cựu ước, hình ảnh người chăn chiên trở thành một trong những biểu tượng phong phú và sống động nhất, được dùng để diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Do Thái. Họ như một đoàn chiên riêng của Thiên Chúa, được Người nuôi nấng, chăn dắt, săn sóc đặc biệt. Và bây giờ, Chúa Giêsu áp dụng hình ảnh đó cho chính Ngài và đoàn chiên của Ngài là chúng ta. Chúng ta thấy Chúa dùng hai hình ảnh: người chăn chiên thuê và người chăn chiên tốt lành để so sánh và diễn tả cho mọi người biết Ngài là người chăn chiên thật, là mục tử tốt lành. Thế nào là một mục tử tốt lành? Chúng ta có thể tóm tắt trong hai điều: biết các con chiên của mình và ân cần săn sóc chúng. Chúa Giêsu là một chủ chăn tốt lành vì Ngài có đầy đủ và hoàn toàn hai yếu tố đó.

Chúa Giêsu là chủ chăn tốt lành của chúng ta vì Ngài biết chúng ta. Một người chăn chiên chuyên nghiệp biết số chiên trong bầy có bao nhiêu con. Họ biết từng con một, về ngày sinh tháng đẻ, để có thể xén lông hay gây giống. Họ có tên gọi cho từng con, biết bệnh tật từng con để cứu chữa: con nào hay bị lạnh, con nào cận thị, con nào hay lạc bầy ăn rong, hơn nữa, có khi họ còn chụp hình, ghi sổ từng con mỗi năm và cân ký hàng tháng.

Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh đó áp dụng cho Ngài như Ngài đã tuyên bố: “Tôi biết chiên của tôi”, và Ngài còn quả quyết sự hiểu biết của Ngài đối với mỗi người cũng như sự hiểu biết giữa Ngài với Cha Ngài: “Tôi biết chiên tôi như Cha tôi biết tôi và tôi biết Cha tôi”. Thực vậy, Ngài biết từng con chiên, Ngài biết chúng ta là những nhân vị, là những tín hữu, là những người có tính tình thế nào, dòng máu huyết thống ra sao. Ngài biết chúng ta hơn chúng ta biết mình. Ngài thấu suốt tư tưởng, ước mơ, lời nói, việc làm, dự định, khuynh hướng tốt xấu của chúng ta. Ngài biết rõ từng người: ai là con chiên tốt, trung thành, ngoan đạo; ai là con chiên ghẻ, lười biếng, khô khan, phản bội. Tóm lại, không ai có thể lẩn trốn khỏi mắt Chúa, bất cứ sự gì, dù thầm kín hay bí mật đến đâu, Chúa cũng biết hết.

Rồi Chúa Giêsu là chủ chăn tốt lành đích thực của chúng ta, vì Ngài ân cần săn sóc chúng ta. Thực vậy, Chúa hằng ở bên săn sóc từng người chúng ta, dù chúng ta không quan tâm đến, như cá sống dưới nước, dù không để ý tới nước, nơi nó bơi lội, nhưng không có nước, nó sẽ chết. Chúa biểu lộ tình yêu đặc biệt đối với những ai mang thương tích linh hồn. Ai trong chúng ta đã không nhiều lần nghe những câu chuyện Tin Mừng tỏ rõ lòng ưu ái của Chúa, như chuyện đứa con hoang đàng, chuyện Giakêu hối cải, chuyện người đàn bà ngoại tình, chuyện người trộm lành trên thập giá, và tột đỉnh của tình yêu này là tự hiến mình cho đoàn chiên. Quả thực, cả một đời tận tụy, hy sinh, giảng dạy và ban ơn, Chúa chưa cho là đủ, Chúa còn muốn thực hiện đặc tính sau cùng của một chủ chăn tốt lành là chết vì con chiên và cho con chiên, để minh chứng lời Ngài đã nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn, cao quý hơn là chết cho người mình yêu”.

Chúa Giêsu tự xưng mình là mục tử tốt lành và Chúa đã hành động xứng tước vị đó, thì đoàn chiên cũng phải biết đối xử sao cho xứng đáng. Vật không lý trí còn biết bổn phận mình với chủ chăn, thì chúng ta, vật có linh tính, càng phải đền đáp sao cho xứng tình ưu ái của Chúa chiên vô cùng nhân hậu ấy. Vậy bổn phận của chúng ta là gì?

Chúng ta phải suy tôn Chúa là chủ chăn chúng ta bằng lòng tin tưởng và yêu mến. Nhưng suy tôn không phải chỉ ngoài miệng mà phải suy tôn Chúa trong đời sống, trong công ăn việc làm, trong sự đối xử với người chung quanh, và làm chứng nhân cho Chúa. Rồi chúng ta phải tín nhiệm vào Ngài. Con cái tín nhiệm cha mẹ, tôi tớ tín nhiệm vào chủ, chúng ta càng phải biết tín nhiệm vào Chúa hơn. Sau cùng, chúng ta phải biết nghe lời Chúa. Một con chiên ngoan bao giờ cũng biết tuân ý chủ. Luôn vâng theo ý Chúa và sống theo lời Chúa là làm hài lòng Chúa nhất, giống như con cái tuyệt đối vâng lời cha mẹ vậy.

Có lẽ những điều trên chúng ta đều biết cả, nhưng biết mà không đem thực hành là biết uổng. Chúng ta hãy kiểm điểm xem thái độ và hành động của chúng ta đối với Chúa, chủ chăn của chúng ta thế nào? Thành thực mà nói: chúng ta không chối Chúa ra mặt, nhưng chúng ta hay xâm lấn một số quyền lợi của Chúa. Chúng ta chỉ công nhận Ngài là chủ chăn, là Chúa trong vài hoàn cảnh, trường hợp đời sống, chứ không cả đời sống, sự thường xuyên của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta chỉ giữ đạo, chỉ giữ điều răn khi hứng thú, gặp may mắn; bao lần chúng ta thiếu tín nhiệm vào Chúa, quá lo lắng vật chất đến xao nhãng các bổn phận thiêng liêng; bao lần đời sống, cách ăn ở, cư xử của chúng ta không làm chứng cho Chúa trước những người chung quanh. Sửa chữa những khuyết điểm đó là cốt yếu của lời Chúa dạy hôm nay. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con trở thành chiên ngoan tốt lành Chúa.


Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

CHƯƠNG TRÌNH NGÀY ƠN GỌI CỦA GIÁO PHẬN


CHƯƠNG TRÌNH
NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO ƠN GỌI
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
29-04-2012


CHỦ ĐỀ:       “Các ơn gọi, ân huệ của Tình Yêu Thiên Chúa”

§        THÀNH PHẦN:   Chủng Sinh VL; Dự Tu các Tỉnh;
·        Đệ tử MTG Cái Nhum, Cái Mơn, Vinh Sơn
·        Giới trẻ các Họ Đạo

§        ĐỊA ĐIỂM: Nhà thờ Long Mỹ - Vĩnh Long

§        CHƯƠNG TRÌNH:
 7 g00:     Tập họp: Ổn định, chia Tổ, Tập hát chủ đề.
 7 g30:     Khai mạc
 8 g00:     Thuyết trình chủ đề : Cha Tổng Đại diện.
 9 g00:      Học hỏi Sứ Điệp Ơn Gọi 2012:  
10 g00 :   Thánh Lễ Đồng Tế : Đức Cha Tôma chủ sự        
11 g30:    Cơm Trưa
12 g 00:   Chia sẻ - Thảo luận Nhóm
13 g00:    Tổng kết- Giải đáp thắc mắc
14 g00:     Phép lành MTC. Bế mạc.

NB:
        - Các Tham dự viên: Áo Sơmi Trắng hoặc xanh nhạt, Quần đen hoặc sậm.
        - Mỗi Nhóm, Dòng, sẽ nhận và ghi bảng tên đeo tại Long Mỹ.
        - Mỗi nhóm chuẩn bị 2-3 tiết mục văn nghệ vui.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

HÌNH DIỄN NGUYỆN THƯƠNG KHÓ 2012

Như đã hứa hôm trước … 
Đến hôm nay mới đăng hình Diễn Nguyện Thương Khó còn lại …
Xin mời mọi người cùng xem nhé!