TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH


Yêu thương

Từ ngàn xưa và cho đến ngày hôm nay, tình yêu vốn là một đề tài được khai thác nhiều nhất. Nào sách báo và phim ảnh; nào âm nhạc và tuồng kịch; nào truyền thanh và truyền hình…tất cả đều nói đến tình yêu. Tuy nhiên, nhiều khi tình yêu lại được nhìn từ một góc cạnh lệch lạc và què quặt, khiến cho tình yêu ngày hôm nay như đang đi trên bờ một vực thẳm với những sa đoạ trong nếp sống, những suy đồi trong luân lý và những đổ vỡ trong hôn nhân.

Thế nhưng, Chúa Giêsu đã đến và Ngài đã xác định cho chúng ta một lập trường rõ rệt, Ngài đòi hỏi nơi chúng ta một tình yêu chân thành dành cho Ngài cũng như dành cho tha nhân: Các con phải kính mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương anh em như chính mình.

Nhìn vào xã hội, chúng ta thấy: mặc dù tình yêu đang bị thui chột và tàn úa đi rất nhiều, nhưng không phải là không còn những tình yêu chân thành vá tốt đẹp. Tình yêu không chết, nhưng nó phát triển một cách âm thầm, không ồn ào, không rùm beng quảng cáo. Đúng thế, ngày hôm nay vẫn còn có những người vì yêu thương mà hết năm này qua năm khác, hy sinh cả cuộc đời để chăm sóc cho những kẻ ốm đau. Ngày hôm nay vẫn còn có những người dâng hiến bản thân để làm sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn.

Ngày hôm nay vẫn còn có những ông chồng, mặc dù đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, vẫn trung thành với người vợ bệnh tật và vẫn luôn chịu khó làm lụng để chăm sóc cho đàn con thơ dại. Ngày hôm nay vẫn còn những người vợ ân cần lo lắng cho chồng, cho con, mặc dù người chồng thì độc ác và con cái thì ngang bướng ngỗ nghịch.
Vậy đâu là suối nguồn mang lại sức mạnh nâng đỡ cho những tình yêu yêu cao đẹp ấy? Câu trả lời duy nhất, đó là sức mạnh và vẻ cao đẹp của tình yêu chỉ có thể xuất phát từ nơi Thiên Chúa, từ nơi Đức Kitô mà thôi.

Đúng thế, tình yêu cũng có cái gia phả, cũng có cái gốc gác và cội nguồn của nó. Nó xuất từ nơi Thiên Chúa, bởi vì Ngài là nguồn mạch mọi thương yêu, như lời thánh Gioan Tông Đồ đã xác quyết: Thiên Chúa là tình yêu. Rồi từ đó, vũ trụ vạn vật và nhất là con người đều là những dấu chỉ, những biểu hiện của một tình yêu bao la mà Ngài đã thực hiện mà thôi.

Hơn thế nữa, mặc dù biết trước con người sẽ phản bội, quay lưng chống lại Ngài, thế mà Ngài vẫn yêu thương và đi bước trước đến với chúng ta qua mầu nhiệm cứu độ và thập giá, như lời thánh Gioan Tông đồ cũng đã xác quyết: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội nhân. Ngài đã yêu thương nhân loại đến nỗi đã trao ban chính Con Một Ngài, để những ai tin vào danh Con Một Ngài thì sẽ được sống. Chính vì thế, Ngài có quyền đòi hỏi nơi chúng ta một tình yêu thương chân thành, bởi vì tình yêu chỉ có thể được đáp trả bằng tình yêu mà thôi.

Đồng thời Đức Kitô cũng đã yêu thương chúng ta bằng một tình yêu tuyệt vời nhất: Không ai yêu hơn người hiến mạng sống mình vì bạn hữu. Đúng thế, Ngài đã đổ máu ra để cứu chuộc chúng ta, nhờ đó chúng ta được xoá bỏ bản án của tội nguyên tổ, lấy lại địa vị làm con cái Chúa. Kể từ nay, chúng ta là anh em một nhà vì có chung cùng một người cha là Thiên Chúa. Chính vì thế, Ngài đã truyền dạy: Phải kính mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương anh em như chính mình. Đồng thời, nhờ tình bác ái yêu thương đối với anh em, mà chúng ta trở nên người môn đệ đích thực của Chúa: Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau.

Như vậy, tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân chỉ là hai phương diện của một giới luật duy nhất, đó là giới luật yêu thương. Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta nơi những người anh em. Ngài hẹn gặp chúng ta nơi những kẻ bất hạnh và khổ đau, như lời Ngài đã phán: Tất cả những gì các con làm cho một trong số những kẻ bé mọn nhất, là các con đã làm cho chính Ta vậy. Thế nhưng, liệu chúng ta có thực sự tìm gặp Chúa nơi những người anh em của mình hay không?

CHÚC MỪNG HÔN PHỐI


CHÚC MỪNG 








1. ANH PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TOẢN 

& CHỊ TÊRÊSA NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
2. ANH PHÊ RÔ PHẠM TRƯỜNG GIANG
 & CHỊ MARIA NGUYỄN THỊ KIM CHI

Xin Chúa là Tình Yêu chúc phúc cho tình yêu của các anh, các chị!

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Thơ: Đôi bàn tay


Thơ: Đôi bàn tay
Lm. FX. Nguyễn Xuân Quang
T5, 11/04/2013 - 10:08

WGPSG -- Trong chuyến viếng thăm Tòa Thánh của ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Tòa Thánh đã “đánh giá cao vai trò trung tâm của Liên hiệp quốc trong việc duy trì hòa bình trên khắp thế giới, trong việc thăng tiến các lợi ích chung của nhân loại và bảo vệ các quyền con người cơ bản”.

Cuộc gặp gỡ này đã để lại một dấu ấn sâu đậm đối với linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuân Quang, chánh xứ giáo xứ Bình An Thượng. Cái bắt tay thân ái giữa Đức Giáo hoàng Phanxicô và ông Ban Ki-moon, đã cho cha một nguồn cảm hứng viết nên những vần thơ:

ĐÔI BÀN TAY
Thượng Đế cho ta đôi bàn tay
Để làm nên biết bao điều hay
Đừng biến đôi tay thành tà vạy
Gây ra hiểm họa, bao đắng cay.
Đẹp mãi muôn đời đôi bàn tay
Siêng năng khéo léo người thợ may
Mũi chỉ, đường kim thoăn thoắt chạy
Trang phục, áo xống để đổi thay.
Đẹp mãi muôn đời đôi bàn tay
Khi thì cầm xẻng, lúc cầm bay
Đào móng, xây tường dưới nắng cháy
Những ngôi nhà mới mọc thẳng ngay.
Đẹp mãi muôn đời đôi bàn tay
Bốn mùa, sương nắng phải loay hoay
Trên cánh đồng lúa bao đêm ngày
Lương thực cho đời, cao quý thay.
Đẹp mãi muôn đời đôi bàn tay
Bụi phấn rơi làm khóe mắt cay
Nhất tự vi sư, vui giảng dạy
Đem đến cho trò bài học hay.
Đẹp mãi muôn đời cái bắt tay
Gầy dựng con người sống thẳng ngay
Hòa bình lan rộng khắp thay thảy
Hạnh phúc, sum vầy, hát vui say.
B.A.T 4/2013


Danh Hiệu Của Ánh Sáng


Danh Hiệu Của Ánh Sáng

Không những ở Việt Nam, nhưng trên toàn thế giới, nhiều thánh nữ mang tên thánh bổn mạng Lucia, như nữ tu Lucia, một trong ba trẻ đã được thấy Ðức Mẹ hiện ra ở Fatima.

Những người thiếu nữ mang tên Lucia này không khỏi thất vọng khi tìm hiểu về đời sống và sự nghiệp của thánh nhân. Vì những sách cũ đã viết tiểu sử của các thánh nhân đã ghi lại nhiều câu chuyện về thánh Lucia, để rồi các tác giả viết về đời sống của các thánh nhân thời đại chúng ta lại phê bình những câu chuyện ấy không có tính cách lịch sử. Chúng ta chỉ có thể tóm lại những chứng tích lịch sử để viết về cuộc đời, nhất là cái chết vì niềm tin của thánh Lucia như sau:

Một chàng thanh niên không Công Giáo thất vọng vì không được Lucia đáp trả lại tình yêu của mình đã tố cáo với nhà cầm quyền Lucia là người Công Giáo. Và nàng đã bị xử tử vào năm 304 tại thành Syracuse vùng Sicilia, mạn Nam nước Italia. Di tích lịch sử thứ hai là tên Lucia được ghi trong danh sách những thánh tử đạo trong lời nguyện thánh lễ Roma, nay là lời nguyện Thánh Thể thứ nhất trong phụng vụ mới.

Những di tích bên lề cũng nên nói đến là nhiều địa danh, nhiều làng mạc, thành phố bên Âu Châu mang tên nàng, cũng như có những bằng chứng lịch sử về sự tôn kính nàng từ trước thế kỷ thứ 5.

Chữ "Lucia" có nghĩa là ánh sáng. Và gương can đảm chết vì lòng tin của nàng vẫn tiếp tục chiếu sáng trong tâm hồn những người đang bị thử thách và đau khổ vì lòng tin, cũng như làm rạng rỡ những khuôn mặt của những thiếu nữ mang tên thánh bổn mạng Lucia.

Muốn hiểu sự can đảm của thánh Lucia Giáo Hội mừng kính hôm nay với tước hiệu đồng trinh, tử đạo, chúng ta có thể tưởng tượng một thiếu nữ Công Giáo sống giữa những người không Công Giáo vào thời kỳ tôn giáo này bị bách hại. Ðể sống trọn niềm tin Công Giáo, nàng cũng gặp nhiều khó khăn như đại đa số những tín hữu Kitô trong thời đại chúng ta phải sống chung với những người vô thần, không tin tưởng.

Lạ lùng hơn là niềm tin của Lucia. Nàng tin vào một người sáng lập tôn giáo với thân thế và sự nghiệp không mấy được rõ ràng ở một nước thuộc địa xa xôi với thủ đô Jerusalem bị quân đội Roma phá hủy cách đó 200 năm. Trước khi truyền đạo, ông này làm nghề thợ mộc và sau một thời giảng đạo ngắn ngủi, ông bị quân lính Roma đóng đinh vào thập tự, một hình phạt dành cho dân thuộc địa phạm những trọng tội sát nhân hay nổi loạn. Nay Lucia tin tưởng với tất cả tâm hồn là ông ấy đã Phục Sinh, như một dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đã chấp nhận những gì ông truuyền dạy và đã làm.

Ðể biểu lộ lòng tin của mình, Lucia đã thề hứa giữ sự trinh khiết, không lập gia đình.

Lucia lập lời hứa đó vì nàng biết đến gương anh dũng của những người chết vì đạo trong các hí trường tại Roma hay những nơi khác và nhất là để giữ lòng trung tín với ông Giêsu làng Nagiareth, đã bị chết treo trên thập giá, nhưng đối với niềm tin của nàng là Ðấng Cứu Thế, Con Một Thiên Chúa.

Trích từ Lẽ Sống

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

TAM NHẬT THÁNH QUA ẢNH

THỨ NĂM TUẦN THÁNH






THỨ SÁU TUẦN THÁNH

















THỨ BẢY TUẦN THÁNH (VỌNG PHỤC SINH)