TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

CÙNG TÌM HIỂU


Thánh Truyền Là Gì?

Hỏi : xin cha giải thích điều gọi là Thánh Truyền trong niềm tin của Giáo Hội.
Trả Lời: Theo giáo huấn của Giáo Hội thì Kinh Thánh ( Sacred Scripture) Thánh Truyền ( Sacred Tradition) hay còn gọi là Truyền Thống Tông Đồ ( Apostolic Tradition) và Mặc Khải ( Divine Revelation) là những nguồn suối đức tin  cho ta biết có Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo dựng muôn loài muôn vật, có Chúa Con là Đấng Cứu Chuộc nhân loại đã đến trần gian rao giảng Tin Mừng Cứu Độ  và Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý và là Đấng ban sự sống.
Đây là Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi mà chỉ những ai có niềm tin  Thiên Chúa và vâng phục giáo lý của Giáo Hội mới có thể tin và chấp nhận được.
Theo Giáo Hội dạy thì Thánh Truyền là " mang lời của Thiên Chúa đã được Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần ủy thác cho các Tông Đồ và truyền đạt lời Chúa cách nguyên vẹn cho những người kế vị các Tông Đồ để các vị này gìn giữ, trình bày và truyền bá lời  đó cách trung thành khi giảng dạy." ( x. SGLGHCG số 81)
Từ định nghĩa trên, chúng ta hiểu rằng lời  Chúa là chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, mà các Tông Đồ đã được nghe trong suốt 3 năm theo Chúa đi rao giảng, dạy dỗ và chứng kiến Người làm nhiều phép lạ.Tuy nhiên, trong những năm cuối của thể kỷ thứ nhất, sau khi Chúa Kitô đã hoàn tất công trình Cứu Chuộc nhân loại qua khổ hình thập giá, chết, sống lại và lên Trời, Kinh Thánh Tân Ước chưa có, nên các Tông Đồ chỉ dạy truyền khẩu cho các tín hữu thời sơ  khai đó những gì các ngài đã nghe được từ chính Chúa Giêsu là Nguồn Chân Lý  đức tin và giáo lý tinh tuyền. Các ngài đã giảng dạy, gìn giữ kho tàng thiêng liêng đó nguyên vẹn  để trao lại cho các vị kế tục sứ mạng Tông Đồ trong Giáo Hội  như Thánh Phaolô  đã nói với môn đệ ngài là Ti-mô-thê như sau về di sản thiêng liêng  này :
        " Anh Ti-mô-thê, hãy bảo toàn giáo lý đã được giao phó cho anh, tránh những chuyện nhảm nhí, trống rỗng, và những vấn đề trí thức giả hiệu. Có những kẻ , vì chủ trương cái trí thức đó, nên đã lạc mất đức tin. Chúc anh  em được ân sủng." ( 1 Tm 6 : 20-21)
Ngoài ra, trong thứ thứ hai gửi cho Ti-mô-thê, Thánh Phaolô cũng nói thêm với  môn đệ này như sau :
         " Với đức tin và đức mến của một người được kết hợp với Đức Kitô Giêsu, anh hãy lấy làm mẫu mực những lời lành mạnh anh đã nghe tôi dạy. Giáo Lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo  toàn, nhờ có Thánh Thần ngự trong chúng ta. ( 2 Tm 1 : 12-14)
Như thế có nghĩa là- trước khi có Kinh Thánh Tân Ước làm tài liệu học hỏi và giảng dạy,  các Thánh Tông Đồ  chỉ  dạy truyền khẩu  những gì các ngài đã nghe  từ chính Chúa Giêsu và truyền lại  cho các vị kế nghiệp các ngài  trong Giáo Hội để tiếp tục dạy dỗ  không sai lầm những giáo thuyết mà Chúa Kitô đã giảng dạy  cùng những việc Chúa đã làm như chữa lành cho biết bao bệnh nhân, trừ quỉ , làm phép lạ hóa bánh và cá  ra nhiều cho hàng ngàn người ăn no đủ, cũng như cho người chết sống lại. Các Tông Đồ đã ghi nhớ những việc Chúa làm và lời Người giảng dạy,  nên sau này hai  Tông Đồ  Matthêu và Gioan đã cùng với Maccô và Luca ( môn đệ của Phaolô)  đã viết thành 4  Phúc Âm cộng thêm những Thư mục vụ quan trọng  ( Epistles) của các Thánh Phaolô, Phê rô, Gioan, Gia-cô-bê, Giuđa ghi lại những lời giảng dạy và những việc Chúa Giêsu  đã làm để Giáo hội có thêm nguồn chân lý  đức tin là Kinh Thánh Tân Ước để dạy cho dân Chúa, như chúng ta thấy ngày nay.
Nhưng như đã nói ở trên, trước khi có Kinh Thánh Tân Ứớc  được viết ra với  ơn linh ứng ( inspired)  của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ chỉ rao giảng và dạy truyền khẩu, nhưng chính xác các giáo lý mà  Chúa Giêsu  đã  giảng dạy  và truyền lại cho những người kế vị để dạy  cho Giáo Hội  trong buổi ban đầu đó. Những di sản thiêng liêng này được  bảo tồn  nguyên vẹn để truyền lại  cho các thế hệ sau trong Giáo Hội tiếp tục sứ mạng Tông Đồ mà Chúa Kitô đã trao phó trước khi Chúa về trời ,là " anh  em hãy đi khắp nơi , loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.." ( Mk 16: 15)
           Thánh Tông Đồ Giuđa cũng nói thêm về Truyền Thống Tông Đồ  như sau :
     " anh  em thân mến , tôi vẫn ước mong viết thư cho anh  em về ơn cứu độ chung của chúng ta , thì nay lại bó buộc phải viết cho anh  em, để khuyên nhủ anh  em chiến đấu cho đức tin đã được truyền lại cho các thánh  chỉ một lần là đủ. ( Gđa 3)
Nghĩa là chính các  Thánh Tông Đồ đã  một lần truyền lại giáo lý tinh tuyền, lành mạnh, đức tin vững chắc mà các ngài đã lãnh nhận từ Chúa Giêsu cho các vị kế nghiệp các ngài là các Giám mục trong Giáo Hội từ đầu cho đến ngày nay.Qua các Thư mục vụ có ơn linh ứng, chúng ta đọc được những lời  các Thánh Tông Đồ khuyên nhủ các tín hữu ban đầu phải giữ gìn các truyền thống  và giáo lý  đã được các ngài dạy dỗ và truyền lại cách chính xác  như Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca như sau :
         " Vậy thưa anh  em, anh  em hãy đứng vững và nắm giữ các truyền thống chúng tôi đã dạy cho anh  em bằng lời nói hay bằng thư từ." (2 Th 2: 15)
Không những các Tông Đồ truyền lai những giáo huấn của Chúa Kitô  mà còn truyền lại cả những chỉ thị  hay tiêu chuẩn để chọn người thay thế các ngài như Thánh Phaolô đã căn dặn  môn đệ ngài là Titô như sau :
     " Tôi đã để anh ở  lại đảo  Kêta chính là để anh hoàn thành công việc tổ chức và đặt những kỳ mục ( Giám mục) trong mỗi thành như tôi đã truyền cho anh....Thật vậy , Giám quản , với tư cách là quản  lý của Thiên Chúa,  phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng tính, không nghiện rượu, không hiếu chiến và không tìm  lợi lộc  thấp hèn...." ( Tt 1: 2-7)
Những lời căn dặn trên đây của Thánh Phaolô cho thấy các Tông Đồ của Chúa Kitô  đã rất thận trọng trong việc chọn người kế vị các ngài để cai trị, dạy dỗ  và thánh hóa dân Chúa trong Giáo Hội.
Ước mong sao các vị kế nghiệp các Thánh Tông Đồ ngày nay  tuân giữ những chỉ thị trên khi chọn người thay thế mình trong sứ mạng Tông Đồ để không chọn lầm những người không xứng đáng vào vai trò lãnh đạo trong các Giáo Hội địa phương.( Giáo phận).
Qua dòng thời gian Thánh Truyền vẫn sống động và tiến triển nhờ Chúa Thánh Thần hỗ trợ và gìn giữ để kho tàng linh thánh tiếp tục hướng dẫn Giáo Hội trong sứ mạng dạy dỗ, thánh hóa và cai trị dân Chúa thay mặt Chúa Kitô trên trần gian này.
Như thế, Thánh Truyền cũng là những lời giảng dạy đức tin vững chắc , giáo lý tinh tuyền cũng như chỉ thị về việc cắt đặt người cai quản, lên thay thế  các ngài trong Giáo Hội từ  khởi thủy  cho đến ngày nay. Dựa vào Truyền Thống này ,Giáo Hội tiếp tục  học hỏi cắt nghĩa  và giảng dạy Lời Chúa  được mặc khải qua Kinh Thánh và Thánh truyền  để dạy đỗ không sai lầm những chân lý đức tin và nền tảng luân lý cho mọi tín hữu  trong Giáo Hội Công Giáo, được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Tông Đồ để chuyên chở  ơn cứu Độ của Chúa đến  hết mọi dân , mọi nước cho đến ngày mãn thời gian.
 Sau hết, các Tông Đồ không những chỉ dạy dỗ các tín hữu thời sơ khai với giáo lý vững chắc và lành mạnh mà còn  khuyên nhủ tín hứu phải chiến đấu để bảo vệ giáo lý đức tin đó, vì ngay trong buổi ban đầu đã có " những người đã len lỏi vào, những người  từ lâu  đã bị ghi trước vào danh sách những kẻ bị lên án. Những kẻ vô luân này đã biến ân sủng của Thiên Chúa chúng ta thành lý do biện minh cho lối sống dâm ô, họ chối bỏ Chúa chúng ta là Đức Giêsu-Kitô, vị Chúa Tể duy nhất." ( Gđa 4).
Giáo Hội dạy những giáo lý, tín lý , luân lý  và lời Chúa  với quyền Giáo Huấn ( Magisterium), một  công cụ Chúa Thánh Thần dùng để giúp Giáo Hội dạy dỗ không sai lầm những chân lý đức tin và nền tảng luân lý được các Thánh Tông Đồ truyền lại cho các vị  kế tục là các Giám mục trong Giáo Hội. Do đó ai nghe Giáo Hội là nghe các Thánh Tông Đồ và nghe các ngài  là nghe  chính Chúa Kitô đã gọi và sai họ đi rao giảng như Chúa đã nói rõ trong Tin Mừng Thánh Luca  sau đây:
         " Ai nghe anh  em là nghe Thầy, và ai khước từ anh  em là khước từ Thầy;
                       Mà  khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy." ( Lc  10: 16)
Thánh Truyền  có liên hệ mật thiết với Thánh Kinh vì cả hai đều xuất phát từ một Nguồn mạch là Thiên Chúa.Thánh Kinh là Lời Chúa đã  được ghi chép lại bằng ngôn ngữ loài người dưới  sự linh ứng  của Chúa Thánh Thần. Do đó, sách nào không  được coi là có ơn linh ứng thì không được công nhận là Sách thánh. Như vậy chỉ có 45 Sách Cựu Ước và 27 Sách Tân Ước ( 4 Phúc Âm, Sách Tông Đồ công vụ  và các thư Mục Vụ) được công nhân là có ơn Linh ứng  mà thôi.Và đây là toàn bộ Kinh Thánh mà Giáo Hội Công Giáo đọc và giải thích Lời Chúa.
Thánh Kinh và Thánh truyền đều có chung một mục đích là loan truyền lời Chúa bằng văn tự hay truyền lại bằng lời nói những gì các Tông Đồ đã nghe từ  Chúa Kitô trong suốt ba năm Người dạy dỗ họ  và dân chúng, cũng như chứng kiến những việc Chúa làm để lưu truyền cho hậu thế.
Thánh Truyền, tức Truyền Thống Tông Đồ,  khác với các truyền thống trong Giáo Hội như : truyền thống " thần học , kỷ luật, phụng vụ hoặc sùng đạo đã nảy sinh nơi các giáo hội địa phương qua dòng thời gian.Nhứng truyền thống này là những hình thức riêng biệt để đón nhận Truyền Thống  ( Thánh Truyền) của Giáo Hội tại những địa phương khác nhau và ở những thời đại khác nhau.Dưới ánh sáng của Truyền Thống chung này, các truyền thống riêng biệt đã được duy trì , sửa đổi hoặc bị bãi bỏ dưới sự dẫn dắt của Huấn Quyền Giáo Hội."  ( x SGLGHCG số 83)
Thí dụ cụ thể : trong nhiều giáo hội địa phương ở Viêt Nam và Phi luật Tân ( các giáo phận) có truyền thống tưởng niệm Tuần Thánh với những nghi thức đóng đanh Chúa,( ở Phi luật Tân và Mễ Tây Cơ, có nơi đã đóng đanh thật một người đóng vai Chúa ! Nhưng  việc này đã bị Giáo quyền địa phương ngăn cấm gần đây) hạ xác Chúa và viếng xác Chúa trong ngày Thứ sáu Tuần Thánh. Đây là truyền thống địa phương chứ không phải là Thánh  Truyền.
Thánh Truyền chỉ truyền lại sự kiện Chúa bị kết án, bị hành hạ và bị đóng đanh đề đền  tội cho cả và loài người. Nhưng do lòng đạo đức, các thừa sai đã dạy cho  các tín hữu ở nhiều địa phương làm sống lại các sự kiện trên với những nghi thức dân gian đặc  biệt và trở thành truyền thống cử hành mỗi năm vào Mùa Chay và Tuần Thánh ở một số địa phương chứ không ở khắp nơi trong Giáo Hội.
Lại nữa và quan trọng hơn, Thánh Truyền tôn trọng nguyên tắc chỉ chọn người nam ( nam giới)  vào các chức vu giám quản( giám mục) và phụ tá ( linh mục ) như Chúa Giêsu đã chọn các ngài.( Chúa không chọn phụ nữ nào làm Tông Đồ) Và cũng theo Thánh Truyền thì không có việc rửa chân cho phụ nữ, mà chỉ cho nam giới như Giáo Hội cử hành hàng năm tại Rôma trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.( Chúa Giêsu cũng không rửa chân cho phụ nữ nào kể cả cho Đức Maria là Mẹ của Người).
Vậy , đòi cho phụ nữ làm linh mục hay rửa chân cho nữ giới là sai Truyền Thống Tông Đồ.
Tóm lại, Thánh truyền là di sản thiêng liêng được các Tông Đồ lưu trữ và truyền lại cho các vị kế tục trong Giáo hội để dạy dỗ chính xác  các giáo lý đức tin mà Chúa Giêsu đã giảng dạy và làm gương sáng cho mọi  thế hệ  học hỏi và noi theo.
Chúng ta chân quý Thánh Truyền hay Truyền Thống Tông Đồ vì nhờ đó chúng ta được thêm vững tin trong chân lý của Đạo Thánh mà Chúa Kitô đã mang xuống từ Trời cho chúng ta tin và thực hành để được cứu độ như lòng Chúa mong muốn. ( cf 1 Tm 2 : 4).
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn (Nguồn dunglac.org)

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Những cuộc đời đeo “headphone”



Đeo headphone vào tai nhưng không hề nghe nhạc, nhiều teen như muốn "tuyên bố" với cả thế giới:
Không muốn quan tâm đến ai và cũng chẳng muốn ai quan tâm đến mình. Nhưng nhiều chuyện đau lòng có thể sẽ bắt đầu từ đó...
Cái chết đau lòng
Đã nhiều ngày qua nhưng cái chết của bạn N.N.D (lớp 10C3 trường Ngô Quyền, Hải Phòng) vẫn còn là chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn. Bạn đã treo cổ để tự kết thúc cuộc đời mình. Theo cô hiệu trưởng Nguyễn Hồng Thuý và bạn học cùng lớp với D, nguyên nhân khiến D tự tử vẫn là "đợi kết luận của cơ quan điều tra". Nhưng theo nội dung của 5 lá thư tuyệt mệnh D để lại (do gia đình cung cấp) thì D thật sự buồn chán vì bị bạn bè xa lánh, rồi thầy giáo thường xuyên la mắng. Một thông tin khác là D đã có dấu hiệu bị trầm cảm suốt nhiều tháng qua khi thường xuyên thức khuya, ít giao du với bạn bè. Thoạt nhìn, những dấu hiệu ấy không quá lạ lùng với một teen học giỏi, ngoan hiền và đầy tràn ước mơ như D. Nhưng nó có thể là lý do khiến D không tìm được sự chia sẻ để vượt qua những rắc rối của bản thân dẫn đến hành động đáng tiếc. Theo nhiều chuyên gia tâm lý, thiếu sự chia sẻ từ bạn bè, người thân góp phần cực quan trọng làm gia tăng bệnh trầm cảm ở teen.
"Tớ không có bạn thân!"
Thục Quyên (trường T, Q.8) bày tỏ: "Tớ không có bạn thân. Mà tớ cũng chẳng thèm có. Làm gì có bạn tốt đâu, khỏi chơi cho khoẻ". Thục Quyên có đủ "bằng chứng" để khẳng định như thế. Trước đây trong lớp Quyên cũng có 1 nhóm 2 - 3 bạn thân. Một lần, Quyên khoe với bạn bộ vòng da nhiều màu thì được cả nhóm xuýt xoa. Nhưng sau đó, Quyên phát hiện 1 trong số bạn thân ấy đã viết 1 status trên Facebook tỏ ý chê bai style vòng da của mình và nhận được rất nhiều comment tán đồng. Một lần khác, Quyên thấy các bạn trong nhóm chuyền tay nhau đề cương ôn tập môn Vật Lý đã được soạn sẵn nhưng khi hỏi đến thì các bạn trả lời: không photo cho Quyên được vì chủ nhân của bài soạn khó lắm. Thực chất, Quyên biết đó là bài photo mà ban cán sự lớp cùng làm và chia về cho các nhóm tham khảo! Từ đó, cô bạn "cạch" bạn bè luôn và rơi vào tình trạng trầm cảm cấp độ nhẹ.
L.A (lớp 11 trường V, Q.12) cũng luôn cảm thấy "lạc lõng" giữa lớp mình. Theo lời A, cô bạn không làm gì có lỗi nhưng vẫn bị "cho ra rìa" và luôn là người không được tham gia bàn tán, xầm xì cùng lớp bất cứ chuyện gì. Lý do mà các bạn không muốn "cùng hội cùng thuyền" với L.A là vì nhìn thấy "khó ưa, kiêu căng và lúc nào cũng ta đây, ngoan ngoãn; ai hỏi gì cũng trả lời từ từ, không thèm nói chuyện với người khác". L.A bộc bạch: "Tớ nhát lắm, với lại mặt của tớ cũng "lạnh" nữa nên các bạn tưởng tớ kiêu căng, ra vẻ; tớ cũng muốn cùng tụ họp với các bạn nhưng tớ không chơi thân với ai trong lớp hết và các bạn cũng không thích tớ. Làm sao để các bạn hiểu tớ bây giờ?"
"Ốc đảo" trong gia đình
Đáng tiếc là khi teen chưa có được sự chia sẻ từ bạn bè thì nhiều bạn cũng mất luôn sự quan tâm của gia đình. X (trường B, Q.3) là một ví dụ. Dù mới học lớp 10 nhưng cô bạn đã tự tử 2 lần vì buồn chuyện gia đình. Trên tay X xuất hiện chi chít những vết sẹo, hậu quả của những lần bạn tự rạch tay mình. Mẹ X là lao động chính của gia đình, thường xuyên phải đi công tác nên khi gặp những rắc rối trong cuộc sống, X không biết tâm sự cùng ai. Là người rất học giỏi, khá xinh xắn và đầy tự tin, X không muốn ai can thiệp vào chuyện của mình. Mọi chuyện chỉ vỡ lẽ X cùng nhóm bạn chuẩn bị tự tử tập thể bằng một kế hoạch bài bản. Rất may khi ấy, nhờ tin báo của một bạn trong nhóm, một chuyên gia tư vấn tâm lý đã kịp thời ngăn chặn kế hoạch này. Cùng lớp và cùng bị trầm cảm với X là Y. Ngược với X, Y rất tự ti bởi có một thân hình hơi "quá khổ" của mình. Đó cũng là đề tài "tám chuyện" của nhiều bạn trong lớp nên bạn thường xuyên phải sống trong buồn bực, lo lắng. Chuyện càng nghiêm trọng hơn khi Y bị anh ruột... "sờ soạng". Đem chuyện "méc" lại ba thì ông lại phán một câu khiến bạn chỉ còn muốn biến khỏi thế giới: "Ai biểu mày nhử làm chi!"
THÁO PHONE ĐI NÀO!
Khi phát hiện con mình (học sinh giỏi một trường ở Q.10) bị trầm cảm nặng bởi việc chia tay ba mẹ, cô N (Q.10) xin nghỉ việc suốt 1 năm trời để ở bên cạnh bạn. Cứ mỗi cuối tuần, hai mẹ con cô lại dành thời gian đi chơi cùng nhau, dần dần, cô đã giúp con mình trở lại bình thường. Nhưng không phải ai cũng may mắn có người nhắc bạn "tháo phone" để tận hưởng cuộc sống. Khi ấy, không phải ai khác, chính bạn mới là người tự tháo phone cho cuộc đời mình. Đó là cách Trâm Anh (trường Marie Cuire, Q.3) đã chọn cho mình. Thay vì trách bạn bè chơi xấu, bạn đã dành thời gian cho việc học nhiều hơn và kết giao với các bạn trong đội công tác xã hội - vừa tránh những đau khổ do mình tự gặm nhấm, vừa làm được nhiều việc có ích hơn cho những người khác từ các hoạt động của hội bạn mới. Bạn cũng làm được mà!
***
Góc dành cho bạn
Nếu bạn cũng cảm thấy đang "đeo phone" cho cuộc đời mình: hãy chia sẻ những khó khăn, bức xúc hoặc những câu hỏi cần được tư vấn liên quan đến những rắc rối trong cuộc sống đến địa chỉ: kinangteen@gmail.com. Mực Tím sẽ giúp bạn kết nối với các chuyên gia tư vấn để có thể giải quyết sớm nhất.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

NẠN ĐÓI TRÊN THẾ GIỚI - NHÂN SUY NIỆM VỀ BÁNH HẰNG SỐNG


Nạn đói trên thế giới
(Avenire 10-12-2008)


1. Ngày 9-12-2008 tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, đã công bố bản tường trình năm 2008 về nạn đói trên thế giới: nạn giá cả thực phẩm leo thang trong năm nay đã khiến cho số người đói tăng thêm 40 triệu nữa. Và hiện nay trên thế giới có 963 triệu người phải chịu cảnh thiếu dinh dưỡng.

- Vấn đề ưu tiên vẫn là sự kiện có gần 1 tỷ người đói trên thế giới”. Bên cạnh đó với các cuộc chiến mới bùng nổ và tiếp diễn, với các thiên tai liên tục xảy ra và đặc biệt với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trầm trọng hiện nay, cuộc chiến chống nghèo đói sẽ không đạt đích đã dự trù.

- vì 65% trên tổng số 936 triệu người đói sống tại 7 quốc gia thuộc miền sa mạc Sahara bên Phi châu. Tại các nước này một phần ba dân chúng, tức 236 triệu người, thường xuyên bị đói.

- Tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo nội chiến đã khiến cho con số 11 triệu người thiếu dinh dưỡng vọt lên 43 triệu trong ba năm 2003-2005, tức từ 29% lên tới 76%. Nói chung tại các nước miền nam sa mạc Sahara, số người thiếu dinh dưỡng giảm một chút từ 34% trong ba năm 1995-1997 xuống 30% trong ba năm 2003-2005. Ghana là quốc gia duy nhất đạt mức thực phẩm ổn định.

- Trong các tháng qua thế giới đã chứng kiến người dân tại 25 nước trên thế giới nổi loạn vì nạn đói. Từ đầu năm 2008 tuy giá thực phẩm đã giảm 50%, nhưng vẫn còn qúa cao đối với người nghèo, và cuộc khủng hoảng thực phẩm vẫn tiếp tục tại nhiều nước trên thế giới. Đối với hàng chục triệu người tại các nước này, có được một số lượng thực phẩm giúp sống và làm việc bình thường mỗi ngày, vẫn còn là một giấc mơ khó thực hiện.

2. Một số nhận định của ông Francois de Ravignan, chuyên viên phát triển nông nghiệp và là tác giả của 70 cuốn sách nói về nạn đói trên thế giới.

- Trong các năm qua người ta đã nói nhiều về nạn đói trên bình diện thế giới và cho rằng không có đủ thực phẩm cho mọi người. Nhưng thật ra nói chung, số lượng thực phẩm do trái đất sản xuất dư sức để nuôi sống tất cả mọi người. Thật vậy, vì thực phẩm trên thế giới thặng dư. Do đó hơn là vấn đề của số lượng, ở đây vấn đề là sự công bằng. Nói chung tại các quốc gia nghèo, nạn đói hầu như luôn luôn gắn liền với tình trạng bị gạt bỏ bên lề xã hội và bị loại trừ trên bình diện kinh tế.

- Và hiện tượng loại trừ này có ba hình thái khác nhau.
Trước hết có vấn đề sở hữu ruộng đất: rất nhiều nông dân không có ruộng đất để cầy cấy. Bên Ấn Độ có tới 40% nông dân không có ruộng đất và bị kết án phải đi làm thuê làm nướn cho giới điền chủ. Khi các điền chủ dùng máy móc để canh tác, thì họ giảm số nông dân làm mướn cho họ. Thế là các nông dân bị thất nghiệp. Số nông dân không có ruộng đất bên Ấn Độ rất đông. Đây cũng là trường hợp của Brasil và cả bên Âu châu nữa, chẳn hạn như trong vùng Andalusa.

Thứ hai là cuộc khủng hoảng công việc tay chân tại nhiều quốc gia kỹ nghệ và trung gian.

Và sau cùng là việc bị loại trừ khỏi thị trường: đây là vấn đề của các quốc gia Phi châu. Trong rất nhiều nước các sản phẩm ngũ cốc nhập cảng từ Âu châu và Á châu cạnh tranh với sản phẩm địa phương gây ra các hậu qủa tàn phá.

- Các chính quyền có bổn phận chiến đấu chống lại sự loại trừ xã hội kinh tế tạo ra nạn đói này. Chẳng hạn bên Ân Độ cần phải đưa ra cuộc cải cách ruộng đất. Bên Phi châu cần phải hỗ trợ các nông dân và đề ra các hình thức bảo vệ thương mại, hay đường lối chính trị được các nước Âu châu áp dụng hồi thập niên 1960 để chống lại sự cạnh tranh của Hoa Kỳ. Để chống lại nạn thất nghiệp ở vùng quê cần phải giảm diện tích của các nông trại riêng rẽ.

- Vấn đề của trái đất ngày nay đó là cứ hai người thì có một người sống về nghề nông. Và 80% của đám đông mênh mông này sống ở miền nam bán cầu. …Trước hết cần phải giải quyết vấn đề sống còn của những ai bị đói, trước khi bàn tới số lượng của việc sản xuất.

Tại miền Đông nước Burkina Faso, các làng đã liên minh với nhau để chống lại nạn sa mạc lan tràn, bằng cách nỗ lực tạo ra một môi sinh thích hợp cho nông nghiệp. Bên Ấn Độ, sau trận cuồng phong, các nông dân của nhiều làng đã quyết định không dùng thuốc diệt trừ sâu bọ nữa, nhưng chỉ dùng các phương thức tự nhiên mà họ có sẵn trong tầm tay. Nói chung, lương tri cho chúng ta biết rằng nên luôn luôn bắt đầu với việc sử dụng các phương pháp ít tốn kém hay hầu như không tốn kém gì cả cho việc canh tác. Chẳng hạn như nếu không thay đổi các kỹ thuật canh tác và trồng tỉa, thì có dùng phân bón nhập cảng đi nữa cũng không có lợi gì.

Ăn – Nói


Ăn – Nói

          Học ăn, học nói, đó là những “bài học” cơ bản. Chẳng vậy mà ông bà ta thường nói “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Cách ăn, cách nói thể hiện nhân cách, nếp sống, phẩm hạnh của mỗi cá nhân trong giao tiếp với mọi người. Xã hội càng văn minh phát triển thì cách ăn-nói ngày càng phải thể hiện giá trị của nó.

          Trước hết là học ăn: Ăn là một nhu cầu không thể thiếu của con người để duy trì sự sống. Các sinh vật muốn tồn tại thì cũng vậy. Thế nhưng, nơi con người ngoài chức năng sống, ăn còn mang ý nghĩa tâm lý và đạo lý vì vậy mới có câu: Ăn để sống chứ không phải sống để ăn”.

          Lớn lên được tiếp xúc với mọi người, việc ăn uống cần phải được học, không chỉ về tư thế, động tác ăn, mà còn phải thể hiện thái độ, ý tứ khi ăn, biết giữ mình khi ăn, phải ăn đúng chỗ, đúng lúc, không bạ gì ăn nấy, gặp đâu ăn đó. Ý thức được vì sao phải “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, lại phải biết ứng xử linh hoạt. Có trường hợp đang no cũng phải ăn, không ăn nhiều thì ăn ít; nhưng có những lúc đang đói, đang thèm, nhưng không được ăn, dứt khoát không ăn. Đúng là học ăn đâu phải chuyện đùa.

          Nhìn vào cuộc sống hiện nay, ta thấy do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nhiều người lo làm ăn mà quên “học ăn”. Những hiện tượng ăn tranh thủ, ăn hùng hục, vừa ăn vừa uống sì xụp, vừa nhai vừa nói, hối hả húp sồn sột chẳng cần vệ sinh bất chấp lịch sự đang phát triển khắp nơi trong nhà ngoài phố coi đó có phải là những “mốt ăn” tân tiến không? Nếu để ý một chút ta nhận thấy những thói hư tật xấu, tệ nạn, tội lỗi mà con người thường mắc phải đều bắt nguồn từ ăn, nên mới mang các tên như: ăn vụng, ăn trộm, ăn cướp, ăn hớt, ăn chặn, ăn chơi, ăn nhậu, ăn hối lộ... Những cách “ăn” này chung quy vẫn là hệ quả của sự “vô học về ăn”.

          Tiếp đến là học nói: Học nói đòi hỏi sự nhạy cảm và tinh tế của trí tuệ lẫn tâm hồn. Học nói vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Cũng là cách nói nhưng có thể là nói to, nói nhỏ, nói nhẹ, nói ấp úng, nói đàng hoàng, nói dịu dàng, nói gay gắt, nói từ tốn, nói mỉa mai... cuộc sống giúp ta nhận thức đầy đủ hơn giá trị của “lời nói gói vàng”, biết thận trọng cân nhắc khi nói “sẩy chân với lại, sẩy miệng không đừng”, “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, muốn nói cho người khác nghe phải nghe người ta nói “đa ngôn đa quá, lời khôn nói lắm dù hay cũng nhàm” “biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe” “không nên nói hết những gì mình biết, nhưng phải biết hết những gì mình nói”.

          Như vậy, nói là thước đo trình độ khôn ngoan của con người. Cuộc sống hôm nay tôi cảm nghiệm rằng: Lời nói càng ngày càng mất đi giá trị của nó. Người ta nói lấy được, nói nhiều hơn nghe, nói rồi không làm, vẫn tha hồ nói bậy, nói xấu, nói thô lỗ, cục cằn, nói không thành có. Lời nói vốn nó là tốt, là công cụ để xây dựng tình liên đới yêu thương, nhưng cũng có thể nó làm đổ vỡ tình người nếu ta không biết dùng đúng cách.

          Là người tín hữu, chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng, nên phải biết dùng lời nói để ca tụng tôn vinh Ngài và biết nói những lời tốt đẹp như Ngài: “Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người” (Lc 4,22). Xin cho chúng con biết dùng lời nói để an ủi, khích lệ, xây dựng, chia sẻ và cảm thông, đồng thời tránh những lời nói gây chia rẽ như thánh Phaolô đã dạy: “Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe” (Eph 4,29).

Bin Bin, Gx An Sơn

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

HỔ TRỢ HỌC SINH HIẾU HỌC

 ĐÂY LÀ CHƯƠNG TRÌNH THẮP SÁNG TƯƠNG LAI (Có liên kết trong blog của Họ Đạo)

Qua Dì Anê phụ trách BAXH thuộc dòng MTG Cái Mơn. 5 em học sinh ở Cái Quao và 5 em ở Tú San được hổ trợ học bổng cho năm học mới.
Dì có gặp phụ huynh các em và nhắn gởi Cha Mẹ phải quan tâm thúc đẩy và lo cho các em học tốt ... không phụ lòng những ân nhân giúp đở mình. 
Cha mẹ các em rất vui và các em cũng vậy. Các em hứa sẽ nhớ cầu nguyện cho ân nhân của mình mỗi ngày qua việc đọc sốt sắng 10 kinh kính mừng.
Cám ơn những tấm lòng yêu thương mà quý ân nhân và Các Dì dành cho ca1cem. Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành cho Quý ân nhân.
Một số hình ảnh :










CẮM HOA NGÀY LỄ












CÁC EM THIẾU NHI MỪNG BỔN MẠNG DÌ ANNA











THÁNH LỄ BỔN MẠNG VÀ TẠ ƠN 10 NĂM LINH MỤC


Ngày 25.7 vừa rồi. Cha Giacôbê Nguyễn Thanh Bình và Cha Giuse Huỳnh Mộng Hùng dâng lễ tạ ơn 10 năm linh mục. (29.6.2002 – 29.06.2012). Thánh lễ tạ ơn có các Cha trong hạt và một số Cha liên hệ. Có đông Các Dì và đông đảo bà con giáo dân ở các họ đạo liên hệ đến dự và cầu nguyện cho Cha Giacôbê và các Cha cùng lớp. Xin Chúa cho Các Linh Mục của Chúa luôn trung thành với sứ mạng cao quý mà Chúa trao ban trong Thiên Chức Linh Mục

CÁC LINH MỤC PHONG CHỨC NGÀY 29.6.2002

  1. GIUSE NGUYỄN TIẾN KHOA (VĨNH KIM)
  2. GIUSE HUỲNH MỘNG HÙNG (MỎ CÀY)
  3. GIACÔBÊ NGUYỄN THANH BÌNH (CÁI QUAO)
  4. MATHÊU NGUYỄN TẤN THỤY (MAI PHỐP)
  5. GIACÔBÊ NGUYỄN MINH TRƯỜNG (HÒA LONG)
  6. GIUSE VÕ PHÚ QUỐC (MẶC BẮC)
  7. GIUSE NGUYỄN THẠNH TRỊ (RIP 29.3.2004)
Một số hình ảnh ngày lễ Tạ Ơn



Các Cha Đồng Tế

Tặng Hoa

Tham Dự Thánh Lễ

Múa Chào Mừng - Cái Quao


Múa Chào Mừng - Tú San


Đọc Sách Thánh

Cha Giuse Giảng Lễ

Dâng Lễ vật

Múa Dâng Lễ


Các Cha chụp lưu niệm


Với Các Dì

Với Gia Đình

Thầy Các Các Sr. Họ Đạo Tân Thành

Qưới Chức Tú San

Ca Đoàn Tân Thành

Gia Đình


Các chị Tân Thành

Ca Đoàn Cái Quao

Ca Đoàn Thành Thới