TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Nguồn Gốc Tháng Kính Thánh Giuse


-  Người khởi xướng việc tôn sùng Thánh Giuse trước tiên trong Giáo Hội là Đức Hồng Y Patricio Daily.   Ngài đã chép sách để cổ võ cho mọi người tin tưởng tôn kính Thánh Cả.
- Thế kỷ 12, thánh Bênađô, thánh Tôma Aquinô, thánh Bonaventura, rao giảng về Thánh Cả Giuse.
- Thế kỷ thứ 15, nhà thần học Gerson Trường Đại Học Paris,  đã tiếp tục việc cổ động này. Trong Hội Nghị thành Constantinô,  trước mặt đông đủ các vị Sứ Thần Tòa Thánh,  các Thần Học Gia.... Ông đã thuyết trình một bài rất hùng hồn về thế lực và lòng nhân lành của Thánh Cả Giuse.  Kết quả Hội Đồng đã tôn nhận Thánh Giuse là Đấng Bảo Trợ Đại Hội.
- Thế  kỷ  thứ  16, bà Thánh Têrêsa Mẹ cổ động lòng sùng kính Thánh Cả. Bà Têrêsa đã dùng chính đời sống mình để làm gương khuyến khích các chị em trong Dòng.   Bà quả quyết rằng :"Chưa  bao  giờ  tôi kêu cầu Thánh Cả Giuse mà Ngài không giúp đỡ tôi.  Nhất là việc nhờ Ngài tu sửa lại Dòng Kín". 
- Thế kỷ 17, giám mục Bossuet tại nước Pháp đọc diễn văn ca ngợi Thánh Giuse gây tiếng vang tới Rôma, Đức Ubarnô 8 đã nâng lễ thánh Giuse lên bậc lễ buộc trong nước Pháp.
- Tại nước Austria (Áo), vua Leopoldo nhiệt liệt ca tụng Thánh Giuse, đã xin Tòa thánh cho lập lễ Hôn phối thánh Giuse với Đức Mẹ để ghi ơn thánh Cả đã cho sinh con nối dòng và chiến thắng quân Turkey.
- Thế kỉ 19, năm 1870, Đức Piô 9, theo đề nghị của các nghị phụ Công đồng Vatican I, đặt Thánh Giuse làm Đấng Bảo trợ Giáo hội và truyền mừng lễ ngày 19 tháng 3 hàng năm trọng thể .
Năm 1889, Đức Lêô 13 ra thông điệp về Lòng tôn kính Thánh cả Giuse và truyền lấy tháng Ba hàng năm tôn kính Ngài. (Châu Thủy, Thánh Giuse trong Phúc âm, NSTTĐM, 1989, trang 148-150)
Đức Piô 11 tuyên xưng Thánh cả là  Mẫu gương đời lao công.  Và Đức Thánh Cha Piô 12 đã đặt Thánh Giuse làm chủ các gia đình.
Những việc làm kính Thánh Cả:
1. Hàng ngày :  Năng nguyện tắt: "GiêsuMariaGiuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn", và dâng mình cho ba Đấng.  Cầu xin cùng Thánh cả lúc gặp khó khăn hoặc cơn cám dỗ.
2. Hàng tuần : Ngày Thứ Tư kính Thánh Cả,  làm thêm việc lành tùy hoàn cảnh: như đọc thêm kinh,  đọc sách về Thánh Cả, hãm mình, làm việc bác ái, dự lễ.
3. Tháng  Ba: sửa sang bàn thờ gia đình, thêm hoa nến để kính Ngài. 
Trong dịp trước lễ kính Thánh Giuse (ngày 19 tháng 3), nên làm tuần 3 ngày dọn mình mừng lễ Ngài cho long trọng, xưng tội, rước lễ, xin lễ, tôn kính Ngài.
Ngoài ra còn nhiều việc sùng kính khác như đeo ảnh trong mình, bày tượng ảnh trong nhà,  lập đài nơi khu xóm,  cất đền nơi xứ đạo,  tôn Ngài làm quan thầy Hội đoàn,   phát hành báo chí,  internet, phổ biến tranh ảnh,  bài hát....  kính Ngài  nữa.
Truyện thánh
Con trai được cải hóa, nhờ mẹ và các em cầu nguyện.
Gần thành Granôpoli, nước Pháp, có một gia đình 5 người. Ông chồng chết sớm. Mẹ con làm ăn nuôi nhau. Bà mẹ có lòng đạo đức, luôn lấy lời nói gương sáng khuyên bảo các con. Hai cô em thì ngoan, còn ông anh cả đi học xa ở Paris thì ôi thôi: phần xác thì ốm đau, phần hồn thì bê bối đủ điều, khô khan tội lỗi. Hắn không cầu nguyện, không dự lễ, mà khi thấy mẹ và các em cầu nguyện, hắn lại chê bai. Ba mẹ con hằng khuyên nhủ và kêu xin Chúa  cải thiện hắn, nhưng vô ích, hắn cứng đầu hơn đá.
Mọi năm nhà này cứ tới tháng Ba là làm việc kính Thánh Cả Giuse. Năm ấy mẹ bảo hai con sốt sắng hơn để cầu nguyện cho người anh khô khan, tội lỗi được ơn cải thiện đời sống.
Hôm trước ngày mùng một, mẹ con trang hoàng bàn thờ Thánh Cả với hoa nến đẹp đẽ. Người anh đi đâu về thấy bàn thờ đã dọn thì hỏi: dọn làm gì? Mẹ trả lời:
- Mai là tháng Thánh Giuse, mẹ và các em có ý kính Người hơn mọi năm để cầu xin cho con được ơn ăn năn cải thiện trở về cùng Chúa, sốt sắng giữ đạo.
Con cả nghe vậy cười lớn và lắc đầu, tỏ vẻ khinh thường.
Ngày mùng một, hai, ba, khi mẹ và 2 em quì gối làm việc kính Thánh Cả, thì cậu con ngồi xa xa cười mẹ và các em mê tín dị đoan.
Nhưng từ ngày 7, 8 trở đi, nó không cười nhạo nữa, nhưng ngồi yên lặng coi bộ suy tư lắm. Đến ngày mùng 10, hắn làm dấu Thánh giá và thỉnh thoảng gặt nước mắt trộm vụng kẻo có ai thấy và thở dài kêu thầm: Lạy Ông Thánh Giuse, xin thương linh hồn tôi.
Đến ngày 15, nó đến thú thật với mẹ rằng: Từ khi con bỏ Đức Chúa Trời, con bối rối lo âu luôn luôn. Nhờ dịp này, con quyết ăn năn cải thiện đời sống, xin mẹ cùng 2 em cầu nguyện để con được ơn cải thiện thật lòng.
Anh ta cầu nguyện và xét mình vài ba ngày, rồi đi tìm linh mục xưng tội rước lễ sốt sắng.
Từ ngày ấy trở đi, anh ta sống đạo rất tốt, làm gương cho các em và làm mẹ vui lòng lắm.
Sau 3 năm, anh ta mắc bệnh nặng, và được chết lành êm ái trong tay Thánh Cả Giuse Bổn mạng của anh ta.

Chuyện yêu thương



Chuyện yêu thương

Khi “lang thang” trên internet, đôi khi người ta gặp được những điều bất ngờ thú vị. Trong số “Những Hình Ảnh Thương Tâm Nhất Năm 2011” của Trần Việt Trình đăng trên internet, có một tấm hình có thể “xoáy” vào lòng người bằng nỗi thương cảm sâu sắc: Một cụ già ốm yếu ngồi bán những mớ rau để mưu sinh.
Tấm hình “bà cụ” có kèm theo một câu chuyện được lan truyền rộng rãi và gây xôn xao giới cư dân mạng cả trong nước lẫn ngoài nước hồi cuối năm 2011. Câu chuyện đó thật cảm động và khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều... Câu chuyện ấy như sau:
– Ăn rau không, chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau với vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
– Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người. Mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát, rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: “Dạ cháu không bà ạ!”. Gã muốn nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn.Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi gã quên cái cảm giác ấy rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình?”, cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại dấy lên trong đầu gã!
– Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! – Tiếng bà cụ yếu ớt.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Bài Giáo Lý của ĐTC Bênêđictô XVI

Bốn Mươi Ngày Mùa Chay

"Thời gian ở trong hoang địa có thể biến thành một thời gian ân sủng"
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý về bốn mươi ngày Mùa Chay của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư mùng 22 tháng 2 năm 2012 tại Đại Sảnh Phaolô VI.
* * *
Anh chị em thân mến, 
Trong bài Giáo Lý này tôi muốn suy niệm ngắn gọn về Mùa Chay, bắt đầu ngày hôm nay với Phụng Vụ Thứ Tư Lễ Tro. Đó là một cuộc hành trình bốn mươi ngày dẫn chúng ta vào Tam Nhật Thánh, tưởng nhớ cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Sự Phục Sinh của Chúa, là trọng tâm của mầu nhiệm cứu độ của chúng ta. Trong những thế kỷ đầu của Hội Thánh, đây là thời gian mà những người đã nghe và chấp nhận sứ điệp của Chúa bắt đầu bước từng bước trên cuộc hành trình đức tin và hoán cải để đạt đến bí tích rửa tội. Đó là một cách tiếp cận Thiên Chúa hằng sống và gia nhập vào đức tin, là điều được thực hiện dần dần, qua một sự hoán cải nội tâm của những người dự tòng, nghĩa là những người muốn trở thành Kitô hữu và được tháp nhập vào Đức Kitô trong Hội Thánh.

Tiếp theo là các hối nhân và sau đó tất cả các tín hữu được mời để cảm nghiệm cuộc hành trình canh tân tinh thần này, để làm cho đời sống của họ được đồng hình đồng dạng hơn với chính đời sống của Đức Kitô. Việc tham gia của cộng đồng trong những bước khác nhau của cuộc hành trình Mùa Chay nhấn mạnh một chiều kích quan trọng của linh đạo Kitô giáo: ơn cứu chuộc không phải là cho một số người, nhưng cho tất cả, có thể có được nhờ cái chết và sự sống lại của Đức Kitô. Vì vậy, cả những người đi trên cuộc hành trình đức tin như những người dự tòng để lãnh nhận bí tích rửa tội, và những người đã lạc xa Thiên Chúa và cộng đồng đức tin và những người tìm kiếm hòa giải, hoặc những người sống đức tin của họ trong sự hiệp thông trọn vẹn với Hội Thánh, tất cả đều cùng nhau biết rằng thời gian trước lễ Phục Sinh là một thời gian để metanoia (hoán cải), tức là thay đổi nội tâm, ăn năn hối cải. Nó là thời gian xác định cuộc sống con người và toàn bộ lịch sử của chúng ta như một tiến trình hoán cải được bắt đầu ngay bây giờ để gặp Chúa trong ngày sau hết. 

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

MÓN ĂN MÙA CHAY




Có một món ăn các nhà hàng nhiều sao không quen thết đãi, nhưng những quán ăn tôn giáo lại xem như đặc sản của mình. Món ăn ấy người đời không quen thưởng thức, nhưng kẻ có đạo lại tìm đến ăn như một thứ lương thực sớm tối. Món ăn ấy không có trong thực đơn của những đầu bếp trứ danh nhưng luôn gặp thấy trên bàn ăn của Giáo Hội lữ hành. Món ăn ấy đơn giản lắm nhưng lại là món ăn có đầy đủ mọi hương vị chua cay mặn chát ngọt bùi của quá khứ hiện tại tương lai. Món ăn chữa bệnh nhưng đồng thời cũng là món ăn bổ dưỡng tâm linh. Món ấy là món gì?

Thưa đó là món “ăn năn sám hối”, một món ăn màu tím truyền thống của Mùa Chay.
Đó không phải là món ăn mới nhưng luôn có diệu cảm mới dành cho những ai biết ăn đúng cách. Đó không phải là món ăn lạ, nhưng luôn là những phép lạ tâm linh dành cho những ai biết ăn đúng liều lượng. Đó không phải là món ăn đặc sản chỉ thết đãi trong thời gian cao điểm như Mùa Vọng Mùa Chay, mà là món quanh năm ngày tháng mở cửa cho hết mọi người bất kể giàu nghèo lớn bé. Đó không phải là món ăn cầu kỳ trong các nhà hàng quý tộc, mà thực ra là một nhịp cầu vô cùng kỳ diệu dẫn ta ra khỏi tình trạng tối tăm và dẫn ta bước tới đời sống thánh ân. (x. Làm Nụ Hoa Trắng. ĐGM Vũ Duy Thống).

Mùa Chay được khởi đầu bằng nghi thức xức tro trên đầu. Linh mục đọc "Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” và xức tro trên trán tín hữu. Đây là lời Thiên Chúa báo cho Ađam biết khi ông vừa phạm tội. Giáo Hội lặp lại những lời ấy trong phần xức tro để nhắc nhở về thân phận cát bụi của con người.
Nghi thức xức tro bắt nguồn từ truyền thống xa xưa của dân Do thái. Trong Cựu ước, mỗi khi muốn tỏ lòng ăn năn sám hối, người Do thái thường xức tro trên đầu, ngồi trên đống tro và mặc áo vải thô hoặc xé áo ra. Việc xức tro và xé áo trước hết nói lên sự buồn phiền đau đớn vì đã phạm nhiều tội lỗi. Việc xức tro và xé áo cũng làm cho tội nhân ý thức thân phận con người bọt bèo, cuộc đời mau chóng tàn phai như giấc mộng. Đời người như một nắm tro bụi, chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua đủ xoá sạch vết tích.

Mùa Chay là mùa đặc biệt dành cho sự trở về của người biết ăn năm sám hối. Sự trở về này gồm nhiều giai đoạn, phần lớn xảy ra trong nội tâm. Ăn năm sám hối bắt đầu từ nội tâm, từ cõi lòng.

Bước đầu tiên của hành trình ăn năm sám hối là ý thức tội lỗi. Trong thâm sâu của cõi lòng, trong nội tâm, chúng ta thấy mình có tội, nhận ra tội lỗi của mình. Chúng ta phán xét chính mình, nhận điều xấu mình đã làm, hay cái tâm địa xấu xa của mình. Đối với nhiều người, bước đầu tiên này đã là khó. Nhiều người trong thời đại hôm nay dù đã làm bao nhiêu điều xấu, vẫn không thấy mình có tội. Họ đã đánh mất ý thức tội lỗi, và đó là nguy cơ lớn nhất của nhân loại ngày nay.

Bước thứ hai là sự hối hận, đau buồn, ray rứt trong lòng vì những điều xấu mình đã làm. Sự đau buồn này là một liều thuốc đắng, chữa lành cho vết thương tội lỗi. Sự ăn năn phản tỉnh của một con người sau khi đã lỡ làm điều ác, sẽ làm cho người đó trở nên tốt hơn, sâu sắc hơn.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Chúa Nhật 1 Mùa Chay

Bài Đọc I: Sáng thế 9:8-15 II: 1Pr 3:18-22
Phúc Âm Maccô 1:12-15
12 Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa.
13 Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.
14 Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giêsu đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa.

15 Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."

Sống là chiến đấu.

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Một buổi chiều, cha bề trên một tu viện kia hỏi một tu sĩ: - Hôm nay con đã làm gì?
-         Cũng như những ngày khác, tu sĩ trả lời, con rất bận bịu mà nguyên sức con không thể nào làm nổi, ngoài sự giúp đỡ của Chúa. Thưa cha, ngày nào con cũng phải coi hai con chim ưng, giữ hai con nai, dạy hai con diều hâu, thắng một con cá sấu, trị một con gấu và chăm sóc một bệnh nhân.
-         Con nói gì thế? Cha bề trên cười hỏi lại, những việc như thế làm gì có trong tu viện này?
-         Thưa cha bề trên, thật đúng như thế. Hai con chim ưng là hai con mắt của con, con phải gìn giữ cho nó luôn trong sáng, không để nó thu giữ những hình ảnh xấu xa. Hai con nai là hai chân của con, con phải luôn trông coi từng bước đi, để chúng bước đi trên nẻo chính đường ngay. Hai con diều hâu là hai bàn tay của con, con phải luôn bắt nó làm những việc tốt. Con cá sấu là cái lưỡi của con, con phải kìm hãm hằng ngày để nó khỏi thốt ra những lời nói thâm độc và thô bỉ. Con gấu là trái tim của con, con phải trừng trị để khỏi ích kỷ và phô trương. Còn bệnh nhân là chính thân xác con, con phải canh phòng ráo riết để nhục dục không xâm nhập và luôn lành mạnh.

Tu sĩ này có lý, thưa anh chị em, vì sống là chiến đấu. Đời là một cuộc trường kỳ chiến đấu, và cuộc chiến cam go nhất chính là cuộc chiến cam go nhất chính là cuộc chiến với bản thân. Địch thù ẩn núp ngay trong bản thân mình chứ không ở đâu xa. Chúa Giêsu trong cuộc đời trần thế cũng không thoát khỏi cuộc chiến đấu này. Ngài đã quyết liệt chiến đấu và chiến thắng vẻ vang. Tin Mừng hôm nay đã kể lại, lúc khởi đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu đã được Chúa Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu thử thách –tương tự như Ađam khi xưa ở vườn Eden- Địa đàng, hay dân Do Thái 40 năm trong sa mạc để chịu thử thách. Nhưng Ađam khi xưa trong vườn địa đàng đã nghe theo lời xúi giục của Satan đội lốt con rắn, đã bất tuân lệnh Thiên Chúa, đã ăn trái cấm, vì không muốn làm người mà muốn làm Thiên Chúa. Ông đã sa ngã trước thử thách, kéo theo hậu quả khốc hại muôn đời cho con cháu loài người. Bốn mươi năm trong sa mạc cũng là thời gian thử thách lâu dài đối với dân Do Thái. họ cũng đã sa ngã trước thử thách: bao lần phản loạn, chống đối ông Môsê, kêu trách Thiên Chúa, muốn quay trở lại Ai Cập với kiếp nô lệ hơn là tiến về Đất Hứa.

33 CÂU GIÁO LÝ MÙA CHAY

1/ Mùa Chay là gì? 
Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày, bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh. 
2/ Kinh Thánh cho ta biết con số 40 ám chỉ những biến cố lớn nào?
Con số 40 (ám chỉ) gợi nhớ 40 năm dân Do Thái Vượt Qua trong sa mạc tiến về Đất Hứa (Ds 14,33; 32,13), lụt Hồng Thủy kéo dài 40 đêm ngày (St 7) và cuộc chay tịnh 40 đêm ngày của Chúa Kitô trong rừng vắng trước khi rao giảng ơn cứu độ (Mt 4,2; Lc 4,1-2). Các Giáo Phụ cũng coi thời gian giữ chay tương tự thời gian bốn mươi ngày ông Mô-sê ở trên núi Xi-nai (Xh 34,28), hoặc bốn mươi ngày ông Ê-li-a chạy trốn ở núi Kho-rép (1V 19,8)... 

3/ Mùa Chay có mấy đặc tính?
Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô, và nhất là nhớ lại hoặc dọn mình lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.
Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị các tín hữu cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua bằng sự nhiệt thành nghe Lời Chúa và chuyên chăm cầu nguyện mỗi ngày. 
4/ Mùa Chay mang ý nghĩa gì?
Mùa Chay là thời kỳ sám hối, cầu nguyện: Hội Thánh kêu gọi mọi người quay về với Chúa, thanh tẩy tâm hồn, từ bỏ các tật xấu, hy sinh hãm mình và làm việc bác ái.
Mùa Chay cũng là thời gian huấn luyện đức tin của các Kitô hữu cho thêm vững mạnh, và sâu xa hơn khi nhớ lại Bí tích Rửa Tội đã lãnh nhận.
Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị cho anh chị em dự tòng đón nhận sự sống thiêng liêng nhờ việc sống tinh thần của Bí tích Rửa Tội.
5/ Chủ đề Sứ điệp Mùa Chay năm 2011 của Đức Thánh Cha là gì?
Sứ điệp năm nay có chủ đề "Cùng với Chúa Kitô anh chị em đã được chôn táng trong phép Rửa Tội, và anh chị em cũng được sống lại với Người" (Xc Cl 2,12). 
6/ Trong sứ điệp Mùa Chay năm 2011, Đức Thánh Cha chỉ ra đâu là điểm giúp hướng dẫn hành trình Mùa Chay?
"Để nghiêm túc bắt đầu hành trình tiến về Lễ Phục Sinh và chuẩn bị cử hành sự sống lại của Chúa - là lễ vui mừng và trọng đại nhất trong toàn năm phụng vụ - thử hỏi có gì thích hợp hơn là để cho Lời Chúa dẫn dắt?"
7/ Bốn phương thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa Chay là gì? 
Bốn phương thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa Chay là: sám hối, ăn chay hãm mình, cầu nguyện và làm các việc bác ái. 
8/ Sám hối là gì? 
Sám hối là can đảm và khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm mình đã phạm. 
9/ Việc chay tịnh giúp con người ra sao? 
Qua việc chay tịnh, con người nhìn nhận mình lệ thuộc Thiên Chúa, vì chính lúc không sử dụng lương thực Chúa ban, con người mới cảm nghiệm được tính cách bấp bênh của sức lực mình. Hơn nữa, ăn chay là muốn bày tỏ cùng Thiên Chúa rằng: Nếu không có Người, chúng ta không thể làm gì được; và qua việc thực lòng nhìn nhận tính cách hư vô của mình, con người khẩn cầu Chúa tha thứ. 
10/ Theo luật Hội Thánh, đến tuổi nào thì buộc phải giữ chay và kiêng thịt? 

Theo luật Hội Thánh, mọi người từ tuổi thành niên (tức là 18 tuổi trọn; GL 97) cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì buộc phải giữ chay (GL 1252 ). Còn luật kiêng thịt buộc những người từ 14 tuổi trọn trở lên. 
11/ Giáo Hội buộc ta phải giữ chay và kiêng thịt vào những ngày nào? 
Giáo Hội buộc ta phải giữ chay và kiêng thịt vào hai ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày thứ Sáu Tuần Thánh (x. GL 1251). Việc chay tịnh của Hội Thánh vào hai ngày này nói lên ý muốn đền tội và từ bỏ tội lỗi và đó cũng là một sự chuẩn bị để mừng lễ Phục Sinh. 
12/ Phụng vụ ngày thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu những gì? 
Phụng vụ ngày thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu ý thức về thân phận thụ tạo tội lỗi của mình. Khi nhận tro rắc lên đầu, tín hữu được nhắc nhớ: "hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro". 

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

LỜI CHÚA & SUY NIỆM MÙA CHAY

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mathêu (Mt 6, 1-6. 16-18).
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng:  “Các ngươi hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không các ngươi mất công phúc nơi Cha các ngươi là Đấng ở trên trời.  Vậy khi các ngươi bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ.  Quả thật, Ta bảo các ngươi, họ đã được thưởng công rồi.  Các ngươi có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc ngươi bố thí được giữ kín và Cha ngươi Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi. 
Rồi khi các ngươi cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình:  họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy.  Quả thật, Ta bảo các ngươi rằng:  họ đã được thưởng công rồi.  Còn ngươi khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha ngươi, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi.
Khi các ngươi ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não:  họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta.  Quả thật, Ta bảo các ngươi, họ đã được thưởng công rồi.  Còn ngươi khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết ngươi ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha ngươi Đấng ngự nơi bí ẩn và Cha ngươi thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi.”
 Đó là lời Chúa.

Sống mùa chay – Lm Nguyễn Thanh Sơn
 (Trích trong http://nguoitinhuu.com)
 Giáo Hội đã lấy đoạn Phúc Âm Mt 6,1-6.16-18 để làm hành trang thiêng liêng cho con cái mình, khi khai mạc Mùa Chay Tịnh. Sau khi "xé lòng", chúng ta được chính Đức Giêsu kêu mời thực hành ba việc hết sức cụ thể: bố thí, cầu nguyện và ăn chay.
Trước khi chúng ta xắn tay áo để thực thi những việc này, chúng ta hãy ghi khắc trong tâm trí mình tinh thần của Đức Giêsu: "Hãy coi chừng, đừng phô trương công đức trước mặt người ta, để hòng được thấy; chẳng vậy, các ngươi mất công nơi Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời." 
Bản tính loài người chúng ta hay khoe khoang, phô trương công đức, để hòng được thiên hạ nhìn thấy, ngõ hầu họ ca tụng, vinh danh mình. Tinh thần của Đức Giêsu là khiêm nhường. Chúng ta nên xác tín rằng không có việc thiện nào chúng ta làm một cách thầm lặng, khiêm nhường, "trong phòng kín", mà Cha trên trời lại không hay biết. Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, bà Laura Bush, đã được báo chí khen ngợi là "người phụ nữ hoàn tất mọi việc trong âm thầm." Tôi nguyện lấy tấm gương này làm "nghệ thuật sống" cho đời mình. 

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Hãy nhớ mình là bụi tro !

Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro bằng nghi thức xức tro. Tuy không bắt buộc theo truyền thống, nhưng đó là ngày thánh, không tới nhà thờ để được xức tro thì những người có tâm hồn đạo đức sẽ cảm thấy áy náy, cảm thấy có lỗi với Chúa. Ngay cả những người không thường xuyên tới nhà thờ cũng cố gắng bắt đầu thể hiện mùa Chay bằng việc chịu tro. Tây phương xức tro bằng cách vẽ hình Thánh giá trên trán, còn Việt Nam thường bỏ một ít tro trên đầu.

Xức tro để nhớ lại thân phận mình chỉ là bụi cát: Được hóa thân từ bụi cát rồi sẽ trở về bụi tro. Nói thẳng ra là CHẾT. Điều đó nhắc nhở người ta phải không ngừng canh tân cách sống sao cho càng ngày càng tốt hơn. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại là Thứ Ba trước Lễ Tro thường được gọi là Thứ Ba Béo (Fat Tuesday, Mardi Gras).

Tro trong Kinh thánh

Thói quen dùng tro trong nghi lễ tôn giáo bị mai một từ giữa thời tiền sử, nhưng chúng ta vẫn thấy trong truyền thống tôn giáo thời Cựu ước. Chẳng hạn, tiên tri Giêrêmia kêu gọi sám hối thế này: “Thiếu nữ dân tôi ơi, hãy quấn vải thô vào mình và lăn trên tro bụi” (Gr ).

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Sứ điệp Mùa Chay 2012

Sứ điệp Mùa Chay 2012 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI

 “Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau, để khích lệ nhau trong đức bác ái và các công việc lành” (Dt 10,24)

Anh chị em,

Một lần nữa mùa chay cống hiến cho chúng ta cơ hội suy tư về nòng cốt đời sống Kitô, đó là đức bác ái. Thực vậy, đây là thời kỳ thuận tiện để, nhờ sự trợ giúp của Lời Chúa và các Bí Tích, chúng ta đổi mới hành trình đức tin, trên bình diện bản thân cũng như cộng đồng. Đây là một hành trình được đánh dấu bằng kinh nguyện và chia sẻ, thinh lặng và chay tịnh, trong khi chờ đợi niềm vui Phục Sinh.

Năm nay, tôi muốn đề nghị một vài suy tư dưới ánh sáng một văn bản ngắn của Kinh Thánh rút từ Thư gửi Tín Hữu Do Thái: “Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau để khích lệ nhau trong đức bác ái và trong việc lành” (10,24). Đây là một câu được đưa vào một đoạn văn trong đó tác giả sách thánh nhắn nhủ hãy tín thác nơi Chúa Giêsu Kitô như vị Thượng Tế, Đấng đã đạt cho chúng ta ơn tha thứ và dẫn đến Thiên Chúa. Thành quả việc đón nhận Chúa Kitô là một đời sống được phát triển theo 3 nhân đức hướng thần, đó là: tiến đến gần Chúa “với con tim chân thành trong sự viên mãn của đức tin” (c.22), giữ vững “việc tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta” (c.23) luôn chú ý thi hành “đức bác ái và các việc lành” (c.24) cùng với các anh em khác. Đoạn này cũng khẳng định rằng để nâng đỡ cách cư xử theo tinh thần Tin Mừng như thế, điều quan trọng là tham dự các buổi gặp gỡ phụng vụ và cầu nguyện của cộng đoàn, hướng nhìn về mục tiêu mai hậu là sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa (c.25). Tôi dừng lại ở câu 24: qua vài chữ, câu này cống hiến một giáo huấn quí giá và luôn thời sự về 3 khía cạnh của đời sống Kitô, đó là quan tâm đến tha nhân, tính chất hỗ tương và sự thánh thiện bản thân.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

CHÚC MỪNG HÔN PHỐI

Cộng đoàn Họ Đạo xin chúc mừng hai Gia Đình :

1.     Ông Bà Giuse Bùi Văn Đức & Maria Nguyễn Thị Thảo thuộc Giáo Xứ Sơn Lộc, Giáo Phận Phú Cường

2.     Ông Bà Carôlô Nguyễn Văn Phương & Maria Nguyễn Thị Chính thuộc Họ Đạo An Định (Cái Quao), Giáo Phận Vĩnh Long.

Hai gia đình gắn bó và thân thiết  với nhau khi hai người con là Anh Giuse  Bùi Quốc Dũng và Chị Maria Nguyễn Thị Diệu nên vợ, nên chồng qua Bí Tích Hôn Phối.
Chiều nay, công đoàn Họ Đạo hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện và xin Chúa chúc phúc cho tình yêu của họ. Chúng ta tin rằng : với ơn của Chúa … họ sẽ trung thành với Chúa và Giáo Hội qua những cam kết mà họ trao ban cho nhau. Xin Chúa hướng dẫn họ …
Một vài hình ảnh

TRƯỚC THÁNH LỄ




CỬ HÀNH NGHI THỨC HÔN PHỐI


RẠNG RỠ SAU THÁNH LỄ


HAI GIA ĐÌNH


MONG RẰNG SỢI DÂY CHUÔNG NÀY SẼ LIÊN KẾT HỌ VỚI CHÚA
 VÀ GIÚP HỌ LIÊN KẾT VỚI NHAU!

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Tin Tức Từ Giáo Phận Vĩnh Long

Cộng đồng Giáo Phận Vĩnh Long
xôn xao vì dự án trên phần đất
trưng dụng của Giáo Hội Công Giáo

Cộng đồng Công giáo Giáo Phận Vĩnh Long xôn xao vì dự án của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long trên phần đất trưng dụng của Giáo Hội Công Giáo.
Vĩnh Long, Việt Nam (GP Vinh long 17/01/2012) - Trang điện tử của Tỉnh Vĩnh Long phổ biến ngày 21 tháng 12 năm 2011, đã đăng thông báo cho biết về việc đầu tư 60 tỉ đồng Việt Nam để xây dựng và nâng cấp Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Thiếu Niên trên phần đất trưng dụng của Giáo Hội Công Giáo.
Sau biến cố 1975, Cộng đồng Công Giáo Giáo Phận Vĩnh Long đã chịu nhiều thiệt thòi mất mát. Nhiều cơ sở thờ phượng, giáo dục và từ thiện xã hội bị nhà nước giải phóng trưng dụng. Riêng trong thị xã Vĩnh Long, Giáo Phận Vĩnh Long đã bị thiệt mất Nhà Thờ Chính Toà cũ, Trường Nguyễn Trường Tộ, Tu Viện Dòng Thánh Phaolô và Cô Nhi Viện do dòng Thánh Phaolô phụ trách, Thánh Giá Học Viện nằm ở đường Khưu Văn Ba cũ mà nay là đường Phạm Thái Bường, Ðất Thánh cũ, nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, nay đã trở thành điểm hẹn trai gái vui chơi, và 100 căn phố nằm dọc theo đường Nguyễn Huệ.
Trong số sáu (06) địa điểm kể trên, thì chỉ có một địa điểm được dùng cho mục tiêu giáo dục học đường, là Trường Trung Học Vĩnh Long, đường Phạm Thái Bường. Ba địa điểm biến thành quảng trường và công viên thành phố. Và hai địa điểm được sử dụng cho lợi ích của cá nhân nhiều hơn là công ích xã hội.
Thêm vào con số sáu (06) địa điểm vừa nói trên, Giáo Hội Công Giáo tại Giáo Phận Vĩnh Long đã bị ăn chận mất hai cơ sở đào tạo những con người tốt cho xã hội; đó là Trung Tâm Phaolô VI, nằm cách thành phố Vĩnh Long 3 cây số, chuyên huấn luyện những người trẻ có niềm tin tôn giáo sống đạo và phục vụ đồng bào nông thôn. Và cơ sở huấn luyện quan trọng thứ hai bị mất là Ðại Chủng Viện Vĩnh Long, mà Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long đã trưng dụng làm Trung Tâm Thanh Thiếu Niên, và trong tương lai muốn phát triển thêm với 60 tỉ đồng Việt Nam.
Giáo Phận Vĩnh Long hằng năm xin Chính Quyền trao lại quyền xử dụng những mãnh đất đã bị trưng dụng từ năm 1975, nhất là cơ sở căn bản được biết đến với danh gọi là Ðại Chủng Viện Vĩnh Long, nơi đào tạo những con người tốt hy sinh phục vụ xã hội, đồng bào và đạo đức tôn giáo. Trong hoàn cảnh văn minh mới của Ðất Nước, chắc chắn một chính quyền lo cho dân thì hiểu rõ hơn ai hết nhu cầu xây dựng đạo đức, nhất là đạo đức tôn giáo, là một trong những nhu cầu quan trọng hàng đầu, để đóng góp vào việc xây dựng xã hội công dân có văn hoá tốt và văn minh.
Thực tế đang chứng minh Giáo Hội Công Giáo tại Giáo Phận Vĩnh Long đã và đang đóng góp cho việc phát triển xã hội trên phương diện đạo đức. Nhiều người công giáo thắc mắc: tại sao Chính Quyền Ðịa Phương không hỗ trợ cho sự đóng góp này, mà còn lấn chiếm các cơ sở của giáo phận? 60 tỉ đồng Việt Nam, từ tiền thuế của dân, -- trong đó chắc chắn có phần của những người dân công giáo, -- đem đầu tư vào việc phát triển "trung tâm giải trí hơn là đào tạo đạo đức"; -- thử hỏi đây có phải là việc đáng làm hay không, nhất là trên phần đất đã có truyền thống dành cho việc đào tạo tôn giáo, là Ðại Chủng Viện Vĩnh Long, nằm sát bên Nhà Thờ Chánh Toà, một cơ sở tôn giáo được chính thức nhìn nhận?
R.V.A.
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/veritas/

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Những năm Thìn trong lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam


 WHĐ (19.01.2012) – Nhân dịp Xuân về, trước thềm Năm mới Nhâm Thìn 2012, WHĐ điểm lại một số sự kiện của lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam diễn ra trong các năm Thìn, từ những ngày đầu tiên - khi hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trên quê hương Việt Nam...
Thế kỷ XVII
1652 – Nhâm Thìn:
– Tác phẩm Lịch sử Vương quốc Đàng ngoài  (bản tiếng La Tinh) của Alexandre de Rhodes được ấn hành tại Rôma.

Ngày 2 tháng 2


Ngày lễ hôm nay có hai ý nghĩa: thanh tẩy Đức Maria và dâng Chúa Giêsu vào đền thánh theo luật Môsê dạy. Theo luật này, người nữ sau khi sinh con thì bị nhơ uế 40 ngày nếu sinh con trai, 80 ngày nếu sinh con gái. Trong thời gian bị ô uế như thế, họ không được phép vào đền thờ, cũng chẳng được chạm đến vật thánh. Sau thời gian đó , họ phải đến đền thờ để được thanh tẩy. Khi đi, họ phải mang theo một con chiên nếu là nhà giàu, còn nhà nghèo thì một cặp chim gáy hay bồ câu non để làm của lễ. Ngoài ra, để ghi nhớ ngày vượt qua khỏi nước Aicập: các con đầu lòng của người Aicập bị giết chết, còn các con của người Do thái được cứu sống, luật này còn dạy các con đầu lòng của loài người cũng như của loài vật phải dâng hiến cho Thiên Chúa: “Hãy dâng cho Ta tất cả các con đầu lòng cả của người cả của vật trong dân Israel. Hết thảy chúng thuộc về Ta”

Ông Môsê bảo dân rằng: “Các ngươi hãy nhớ lấy ngày ra khỏi nước Aicập, được ra khỏi cảnh nô lệ, vì Thiên Chúa đã dùng bàn tay quyền năng mình mà đưa các người ra khỏi đất ấy. Khi nào Thiên Chúa đưa các người vào đất Canaan như Chúa đã thề hứa cùng các người và cùng cha ông chúng ta, và khi Chúa đã ban cho các người đất ấy rồi, các người hãy dâng cho Chúa các con trai đầu lòng của các ngươi cũng như các con đực của gia súc. Chúng sẽ thuộc về Chúa.

Khi con cháu hỏi các người về ý nghĩa của việc này, các người sẽ trả lời rằng: Vì Thiên Chúa đã dùng bàn tay quyền năng mình đã đưa chúng ta ra khỏi nước Aicập, ra khỏi đất nô lệ. Vì vua Pharaô cố tình không cho chúng ta đi, Thiên Chúa đã giết chết các con trai đầu lòng người Aicập, từ con loài người đến con loài vật. Vì thế, nay ta dâng Chúa tất cả các con đực đầu lòng của gia súc, và ta phải chuộc các con trai đầu lòng của con cái ta. Nghi thức ấy phải coi như khắc vào tay các người, vì Chúa đã dùng bàn tay quyền năng mình mà đưa chúng ta ra khỏi nước Ai-cập” (Xh, 13,1-3,11-16)

Khi đã sinh ra Chúa Giêsu đủ 40 ngày, Đức Maria và thánh Giuse đem hài nhi Giêsu lên Giêrusalem tiến dâng cho Thiên Chúa; và dâng một cặp chim gáy để thanh tẩy cho Mẹ Maria. Thánh sử Luca đã thuật lại việc dâng tiến Chúa hài nhi và thanh tẩy Mẹ Maria như sau:

“Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các Ngài, theo luật Môsê, bà Maria và Ông Giuse đem con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Thiên Chúa như đã chép trong luật của Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh dành cho Chúa, và cũng để dâng của lễ theo luật Chúa truyền là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non”( Lc.2,22-24)

Thật ra, Mẹ Maria hoàn toàn thanh sạch, và Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa thì không buộc phải giữ luật này. Nhưng vì lòng khiêm tốn và để nêu gương trung thành tuân giữ luật Chúa cho chúng ta, Đức Mẹ và thánh Giuse đã đem Chúa Hài Nhi tiến dâng cho Đền thánh .

Lễ này còn gọi là lễ nến, vì có cuộc rước nến cháy sáng trước thánh lễ, do Đức Giáo Hoàng Sét-gi-ô I thêm vào. Nến ám chỉ Chúa Giêsu là ánh sáng như lời thánh Giám mục Xôphơnôriô đã nói:

“Chúng ta mang nến cháy. Trước hết là để chứng tỏ thiên tính sáng láng của Đấng đang đến. Người làm cho muôn vật rực sáng và dẹp tan mọi tối tăm ác hại. Người làm cho tất cả được chan hoà ánh sáng vĩnh cửu. Và nhất là cũng để chứng tỏ khi đưa đón Chúa Kitô, tâm hồn chúng ta phải sáng lên như thế nào.

Quả vậy, cũng như Thánh Mẫu Thiên Chúa đồng trinh vẹn tuyền đã ẵm ánh sáng thật trong tay, đến cùng những kẻ đang ngồi trong bóng tối thế nào, thì chúng ta cũng vậy, chúng ta phải được Ngài soi sáng cho và phải cầm nến cháy sáng trước mặt mọi người, để đi đón Đấng thật là sự sáng.

Thật vậy, ánh sáng đã đến trong thế gian và đã chiếu soi thế gian đang chìm đắm trong tối tăm. Mặt trời từ nơi cao đã đến viếng thăm chúng ta và chiếu soi cho những kẻ đang ngồi trong tối tăm. Thế nên, mầu nhiệm hôm nay thật là của ta. Nên ta phải cầm nến sáng mà đi đón; ta phải cầm nến sáng mà đi rước để nói rằng sự sáng đã mọc lên cho chúng ta. Đồng thời cũng nói lên sự rực rỡ mà ánh sáng đó đã đem lại cho chúng ta. Thế nên, chúng ta hết thảy hãy cùng đi đón Chúa”.

Hôm nay, Hội Thánh làm phép nến và phân phát cho giáo dân rước kiệu vào thánh đường để tôn kính Chúa Giêsu là ánh sáng muôn dân. Những cây nến đã làm phép này được cất giữ trong mỗi gia đình, để dùng trong những lúc có người trong gia đình lãnh nhận những bí tích sau hết.

* Quyết tâm: Noi gương thánh Giuse và Mẹ Maria, tôi hết lòng tuân giữ luật Chúa, hăng hái đón rước Chúa là Ánh Sáng soi rọi tâm hồn tối tăm của tôi. Và hằng ngày hiến dâng mọi người trong gia đình cho Chúa.
* Lời nguyện: Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Con Một Chúa đã mang kiếp người phàm, và hôm nay được hiến dâng trong đền thánh. Chúng con khiêm tốn nài xin Chúa cho tâm hồn chúng con cũng nên trong sạch, hầu xứng đáng dâng mình trước tôn nhan.

 MỘT VÀI HÌNH ẢNH HỌ ĐẠO TRONG NGÀY LỄ


LÀM PHÉP NẾN



THẮP NẾN VÀ TIẾN VÀO NHÀ THỜ





CỬ HÀNH THÁNH LỄ