TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Suy niệm Chúa Nhật 31 Thường Niên

Khiêm nhường

Chúng ta có thể xác quyết: Khiêm nhường là con đường bảo đảm nhất dẫn chúng ta tới quê hương Nước Trời.

Thực vậy, tội của ông bà nguyên tổ là gì, nếu không phải là sự kiêu căng, muốn trở nên bằng Thiên Chúa, từ chối không chịu để cho Ngài hướng dẫn, bằng cách giơ tay ngắt trái cấm mà ăn. Tội của Lucifer, vị thần mang ánh sáng, là gì, nếu không phải là tính kiêu ngạo, không muốn phục tùng Thiên Chúa nữa.

Từ đó, chúng ta thấy mình chỉ có thể gặt hái được những thành quả tốt đẹp, nếu biết trở nên như trẻ nhỏ, phó thác vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, người cha đầy yêu thương và giàu lòng thương xót.

Đồng xu bằng vàng nặng một tấn

Đồng xu bằng vàng nặng một tấn

Một công ty Australia vừa ra mắt đồng xu bằng vàng ròng nặng hơn một tấn, trị giá 55 triệu USD.
Đồng xu khổng lồ này có đường kính 80 cm, dày 12 cm và nặng 1,1 tấn. Một mặt của đồng xu có hình ảnh nữ hoàng Anh Elizabeth II và mặt kia là hình con chuột túi. Dù mệnh giá của nó là 1 triệu USD song nó được làm bằng vàng ròng có giá trị 55 triệu USD.
Công ty Perth Mint gọi đây là đồng xu vàng "lớn nhất, nặng nhất và có giá trị nhất thế giới". Tuy nhiên, không có khả năng Perth Mint sẽ bán đồng xu này hoặc làm một đồng tương tự.
"Tại sao chúng tôi lại làm thế?", CSM dẫn lời Ed Harbuz, giám đốc công ty, cho hay. "Đồng xu vàng có hình chuột túi là một trong những đồng xu nổi tiếng nhất thế giới song chúng tôi muốn nó nổi danh hơn nữa".
Cũng nhờ đồng xu này, Australia cũng qua mặt Canada. Sách kỷ lục Guiness trước đây ghi nhận đồng xu vàng Canada, nặng 100 kg, là lớn nhất thế giới.
Mai Trang

"Bệnh vô cảm xuất phát từ khủng hoảng niềm tin cuộc sống"

Cướp lộng hành giữa phố, kẻ nghĩa hiệp ra tay giúp nạn nhân lại bị đâm chết, nhiều người sợ hãi đến vô cảm. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh nhìn nhận "dường như đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện đại".So sánh sự giống và khác nhau của xã hội Việt Nam xưa và nay, bà Minh (giảng viên Học viện hành chính TP HCM) cho rằng, thời nào cũng có sự hiện diện của cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu. Tuy nhiên nó khác nhau về mức độ và sự thể hiện ở từng thời điểm.
Trước đây con người sống trong môi trường làng xã nên mối quan hệ chặt chẽ hơn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Vì thế mỗi khi xảy ra chuyện gì thì mọi người xung quanh xúm vào giúp đỡ. Chính sự đoàn kết này một phần giúp con người có thêm sức mạnh để khống chế và xua đuổi kẻ ác, một phần khiến kẻ xấu sợ hãi không dám ra tay.
Còn ngày nay khi tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, lối sống theo kiểu "đèn nhà ai nấy sáng", hàng xóm sát vách cũng không biết mặt nhau; đi cùng với nó là sự phân hóa giàu nghèo, sự lên ngôi của chủ nghĩa vật chất, tính vị kỷ, khiến mọi người chỉ chăm chăm lo cho hạnh phúc của bản thân hoặc gia đình mình.

Vô cảm, bệnh 'mạnh ai nấy sống' thời hiện đại

Một thanh niên bị xe tải đâm nát nửa thân, nhiều người xúm lại xem rồi bỏ đi mặc nạn nhân kêu cứu; 'hôi của' trong tai nạn; bệnh nhân chết vì bác sĩ yêu cầu phải có tiền mới cấp cứu... Sự thờ ơ với nỗi đau người khác dường như thành "chuyện thường ngày ở huyện".
 
Mới đây nhất, tại TP HCM xảy ra vụ "xe điên" gây tai nạn liên hoàn làm 2 người chết, 17 người bị thương. Trong khi đó, một số người đi đường không những không ra tay cứu giúp mà còn xông vào "hôi của" lấy hết tài sản của nạn nhân.
Chị Hồng Hà, bị thương nặng nhất trong số nạn nhân còn sống đã bị mất toàn bộ số tài sản để trong cốp xe. Một phụ nữ khác tử vong do vết thương quá nặng, song đến 3 ngày sau gia đình mới hay tin vì toàn bộ túi xách đựng giấy tờ tùy thân đã bị lấy mất.
Theo dõi thông tin vụ tai nạn thương tâm trên, nhiều độc giả đã gửi thư đến báo VnExpress.net bày tỏ thái độ phẫn nộ với những kẻ "hôi của máu lạnh" kia. "Không còn gì để nói nữa, sao mà người ta lại có thể hành động như vậy? Thật đúng là không còn chút lương tâm nữa. Tình người dường như đã bị quên đi mất", bạn Tran Hung viết.
Còn những người đã từng tận mắt chứng kiến các vụ tai nạn tương tự thì cho rằng "đó là chuyện thường ngày ở huyện", bởi vẫn diễn ra nhan nhản đâu đó chốn thị thành.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN

Phúc Âm
Matthêu 23:1-12
1 Bấy giờ, Đức Giê su nói với đám đông và các môn đệ Người rằng:
2 "Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy.
3 Vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm.
4 Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì không buồn động ngón tay vào.
5 Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài.
6 Họ ưa ngồi cổ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường,
7 ưa được người ta chào hỏi ở nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "rápbi".
8 "Phần anh em thì đừng để ai gọi mình là "rápbi", vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau.
9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trờí.
10 Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô.
11 Trong anh em người làm lớn hơn cả, phải là người phục vụ anh em.
12 Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.
Chi Tiết Hay
·        (c.2) Ghế của Môsê là biểu tượng cho quyền được giảng dạy và điều hành của các kinh sư và người Pharisêu trên dân Do thái.
·        (c.5) Hộp kinh: theo luật Môsê thì trong các buổi cầu nguyện mọi người phải mang ở cánh tay trái và ở trên trán những hộp nhỏ bằng da trong đựng những mảnh giấy da mỏng có viết lời kinh thánh (Xuất Hành 13:9,13:16; Thứ Luật 6:8,11:18).
·        Luật Môsê cũng buộc phải gắn những tua áo ở góc áo mặc ngoài để nhắc nhở giữ các giới răn (Dân Số 15:37-39; Thứ Luật 22:12). Chúa Giêsu cũng theo truyền thống đó (Mt 9:20, 14:36). Làm hộp kinh lớn, tua áo dài hơn cốt mục đích là để kheo khoan sự giữ đạo.
·        (cc.8-12) "Rabbi" dịch sát nghĩa là "đấng khả kính", một danh hiệu kính trọng cho các bậc thầy và các nhà lãnh đạo. Trong phúc âm Thánh Matthêu chỉ có Giuđa gọi Chúa Giêsu là "rabbi" (Mt 26:25,49). Vào thời đó, người đương thời có lẽ dùng những danh hiệu rabbi, cha, thầy để trọng kính các môn đồ; Chúa Giêsu trong phúc âm Thánh Matthêu không những cấm dùng những danh hiệu đó mà còn cấm cả tinh thần địa vị và tự hãnh.
 Một Điểm Chính
Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

CÁC THÁNH, CÁC THIÊN THẦN VÀ LOÀI NGƯỜI GIỐNG VÀ KHÁC KHAU NHƯ THẾ NÀO?

Hỏi: xin cha giải thích rõ những thắc mắc sau đây:

1-    Có  các Thiên Thần không?
2-    Thiên thần, các Thánh và loài người khác và giống nhau thế nào?

Trả lời:
I -  Có Thiên Thần ( Angels) hay không?
Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo trả lời câu hỏi trên  rõ ràng như sau: “Sự hiện hữu của các hữu thể  thiêng liêng,  không có thân xác mà Thánh Kinh thường gọi là các Thiên Thần, là một chân lý của đức tin. Chứng từ của Thánh Kinh cũng  rõ ràng như toàn thể Thánh Truyền.” (x. SGLGHCG, số 328)
Là chân lý của đức tin có nghĩa đây là điều phài tin trong toàn bộ niềm tin của Đạo Thánh do Chúa Kitô mang từ trời xuống giảng dạy và được  lưu truyền lại từ các Thánh Tông Đồ cho các thế hệ sau trong Giáo Hội tuân giữ để được cứu rỗi.
Trước hết, Chúa Giêsu đã nói đến các Thiên Thần như sau:
Anh  em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh  em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.” (Mt 18:10)
Dịp khác, khi nói về sự sống của những ai được sống lại sau khi phải chết trong thân xác, Chúa cũng nói rõ: “Quả thật, họ không thể chết nữa vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.” (Lc 20: 36)

THÁNH SỬ LUCA: “CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG 3 CHỮ TÀI”

Người ta nói rằng trong 3 vị thánh sử của sách Tin Mừng Nhất Lãm, thánh Luca là người có tài năng về văn chương nhất; cụ thể, bút pháp thì điêu luyện, lối trình bày các câu chuyện thì khéo léo, lôi cuốn và hấp dẫn. Tuy nhiên, bên cạnh cái tài, thì Ngài còn có cái tâm hết sức đặc biệt. Và cái tâm mới là điều làm cho thánh nhân nỗi bật hơn cả. Vì như đại văn hào Nguyễn Du đã từng nói : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Thế thì, chữ tâm hay cái tâm đặc biệt nơi thánh Luca là cái tâm nào ?
- Trước hết là cái tâm trong sáng (minh tâm). Là một y sĩ, một thầy thuốc, thánh nhân hành nghề với cái tâm hoàn toàn trong sáng, không bao giờ để cho mình bị đồng tiền lôi kéo. Ngài hành nghề chỉ với mục đích là cứu giúp người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Tắt một lời, ngài luôn giữ được cái tâm trong sáng, liêm chính trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

BÀI TIN MỪNG & SUY NIỆM CẦU NGUYỆN

CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO (Mc 16,15-20)

Người nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ."19 Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.20 Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.

ĐỨC MARIA, MẪU GƯƠNG TRUYỀN GIÁO

Đôi khi tôi tự hỏi, tại sao Chúa Nhật Truyền Giáo lại được nhắc trong tháng Mân Côi, tháng dâng kính Đức Mẹ, cùng với Đức Mẹ chiêm ngắm tình thương của Thiên Chúa, bằng những tràng chuỗi đơn sơ và thành kính nhất qua lối cầu nguyện theo Tin Mừng. Những dòng suy niệm này trả lời cho tôi câu hỏi đó.

Chú Bé và Con Sò Nhỏ

Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ 16. Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn...

Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:

- Chán quá đi... Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn...!!!

Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói :

-Bạn ơi... Hãy thả tôi về với biển... Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình... Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên!

Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:

- Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển khơi, nhưng... hãy cho ta một lời khuyện trước đi... Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!

Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:

- Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi...

Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào... Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói.
Hải Phan (nguồn songdepxitrum.net)

DẪN LỄ CHÚA NHẬT - CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO

Rao Giảng Tin Mừng Cứu Rỗi
(Is 60,1-6; 1Tm 2,1-8; Mc 16,15-20)

- Dẫn vào Thánh Lễ:
Kính thưa quý ông bà và chị em,
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền cho Giáo Hội : “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho muôn dân”.  Nhưng đến nay đã trải qua trên hai ngàn năm / mà vẫn còn hai phần ba nhân loại trên thế giới chưa nhận biết Chúa Kitô, Cứu Chúa của chúng ta.

Sứ điệp của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI

Sứ điệp của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI
cho Ngày Thế giới Truyền giáo 2011
“Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21)
Nhân dịp cử hành Năm Thánh 2000 vào đầu thiên niên kỷ thứ 3 của kỷ nguyên Kitô giáo, Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ xác nhận nhu cầu canh tân việc dấn thân để đem Tin Mừng đến cho mọi người với “niềm phấn khởi của những Kitô hữu thời đầu tiên” (Tông Thư Novo Millennio Ineunte, 58). Đây là việc phục vụ cao quý nhất mà Hội Thánh có thể cống hiến cho nhân loại và cho mọi cá nhân đang tìm kiếm những lý do sâu xa nhất để sống sung mãn đời sống của họ. Vì thế, cùng một lời mời gọi ấy được vọng lại mỗi năm khi chúng ta mừng Ngày Thế giới Truyền giáo. Thực vậy, việc không ngừng loan báo Tin Mừng cũng tái tạo sức sống cho Hội Thánh; sự nhiệt tình và tinh thần tông đồ của Hội Thánh; nó giúp đổi mới các phương pháp mục vụ của Hội Thánh để có thể luôn luôn phù hợp hơn với các hoàn cảnh mới – cả những hoàn cảnh đòi hỏi một cuộc tân Phúc Âm hóa – và được sinh động hóa bằng nhiệt tình truyền giáo: “Hoạt động truyền giáo giúp canh tân Hội Thánh, tạo sức sống mới cho đức tin và căn tính Kitô giáo, và cống hiến niềm phấn khởi mới và kích thích mới. Đức tin được kiện cường khi nó được trao ban cho người khác! Chính trong việc dấn thân cho sứ mạng phổ quát của Hội Thánh mà cuộc tân Phúc Âm hóa của dân Kitô giáo sẽ tìm được nguồn cảm hứng và nâng đỡ” (Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris Missio, 2).

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Tràng chuỗi Mân Côi cứu rỗi bà cụ 98 tuổi

Trong tháng mười, Tháng Mân Côi, các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới đã hằng ngày sốt sắng dâng lên Mẹ Maria Tràng Chuỗi Mân Côi, những lời Kinh mà chính Thiên Chúa Cha đã truyền cho Sứ Thần Gabriel công bố, để tỏ lòng tôn sùng và biết ơn Mẹ. Vâng, vì đức tin mạnh mẽ và lòng tin tưởng phó thác tuyệt đối của Mẹ vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa, Mẹ đã thưa „xin vâng“, Mẹ đã hoàn toàn tự nguyện hy sinh cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. Nhờ thế, Ngôi Hai Thiên Chúa mới có thể nhập thể làm người và cũng nhờ thế, toàn thể nhân loại mới được hòa giải với Thiên Chúa và được cứu rỗi.

Dĩ nhiên, mục đích chính và trực tiếp của Kinh Mân Côi là nhằm tôn thờ Đức Kitô, chứ không phải Mẹ Maria. Vì khi đọc Kinh Mân Côi, các tín hữu suy ngắm 20 mầu nhiệm cuộc đời cứu thế của Đức Kitô – 5 Sự Vui, 5 Sự Sáng, 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng – mà trong đó Mẹ Maria giữ một vai trò trọng yếu, mang tính cách quyết định, họ sẽ khám phá được tình yêu vô biên của Thiên Chúa ban cho nhân loại qua Đức Kitô, Con Một của Người. Và chính sự tôn thờ Thiên Chúa, lòng biết ơn và cảm tạ Đức Kitô qua Kinh Mân Côi của các tín hữu là chính sự tôn vinh làm đẹp lòng Mẹ Maria nhất, vì mục đích duy nhất đời Mẹ là tôn thờ và làm sáng danh Thiên Chúa. Đàng khác, Kinh Mân Côi là lời kinh được bắt nguồn trong Kinh Thánh.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

SUY NIỆM CHÚA NHẬT 29 TN A

CON NGƯỜI - HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA Lm Nguyễn Hữu An
Trong Phật giáo có một câu chuyện nổi tiếng:
Có một người đàn ông cao ngạo chẳng biết sợ ai, luôn coi thường đạo lý. Nghe Đức Phật dạy rằng đừng bao giờ lấy ác báo ác và một ngày kia, hắn đến gặp Đức Phật và dự tính xem Phật có sống được điều Ngài giảng không. Hắn bắt đầu tuôn ra đủ mọi lời thóa mạ Ngài và gọi Ngài là tên đần độn. Trong khi hắn liên tục xổ ra đủ thứ lời lăng mạ thì Đức Phật vẫn kiên nhẫn lắng nghe. Chờ hắn mỏi miệng không nói thêm lời nào nữa, Ngài mới lên tiếng: "Này con, nếu một người không chịu nhận món quà mà kẻ khác biếu cho thì món qùa ấy sẽ đi về đâu"? Gã cay cú đáp: "Thằng điên nào mà chẳng biết, dĩ nhiên là món ấy sẽ trở về lại với người đem cho". Đức Phật liền nói: "Hỡi con, con vừa tặng ta rất nhiều lời thóa mạ nhưng ta chẳng nhận đâu nhé". Gã kia câm miệng không thốt ra lời nào nữa. Đoạn Đức Phật nói tiếp: "Kẻ nào lăng mạ một người thánh thiện thì cũng giống như hắn ta khạc nhổ lên trời. Những thứ hắn khạc nhổ ra khôntg làm nhơ bẩn bầu trời, trái lại sẽ rơi xuống làm nhơ bẩn gương mặt của chính hắn. Cũng thế kẻ nào thóa mạ một người nhân đức thì khác nào tung bụi ngược chiều gió, bụi sẽ chỉ bay vào mắt hắn mà thôi." (Trích tuyển tập chuyện hay, Giấc mộng vàng trang 167)
Câu chuyện trên là một minh họa cho cuộc tranh luận nổi tiếng giữa các Pharisiêu, Luật sĩ và Chúa Giêsu qua bài Tin mừng hôm nay.

LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT



CHÚA NHẬT XXIX TN A
Mt 22, 15-21


TIN MỪNG

15 Bấy giờ những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mà mắc bẫy.

16 Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta.17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không? "

18 Nhưng Đức Giê-su biết họ có ác ý, nên Người nói: "Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình!19 Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế! " Họ liền đưa cho Người một quan tiền.20 Người hỏi họ: "Hình và danh hiệu này là của ai đây? "21 Họ đáp: "Của Xê-da." Bấy giờ, Người bảo họ: "Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa."22 Nghe vậy, họ ngạc nhiên và để Người lại đó mà đi.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

XÌ HƠI

Một chiếc xe tải chở hàng, tài xế không để ý nên bị kẹt dưới gầm cầu. Xe chạy tới không được mà lùi cũng không xong. Rất nhiều người đứng chung quanh nhìn, bàn tán, còn phía sau thì các xe phải dừng lại vì kẹt.

Kỹ sư, cảnh sát và chủ hãng xe đều đến. Người thì bàn rằng hãy đào đường cho thấp xuống, người khác lại tính cắt bớt mui xe… nhưng cách nào cũng không ổn, đang khi tình trạng kẹt xe càng lúc một căng thẳng, xe nối đuôi nhau như rồng rắn vậy.

Lúc ấy có một cậu bé chen vào hiện trường, lớn tiếng nói với tài xế: “Bác tài, cháu chỉ cho bác một cách, bác xì bớt hơi mấy bánh xe đi, xe sẽ thấp xuống và có thể qua được”. Ðám đông cười ồ lên. Còn những chuyên viên thì khó chịu vì con trẻ con mà dám dạy khôn người lớn. Bác tài cũng thế nhưng đành thử vậy, và kết quả tốt đẹp.

Xì hơi để xe thấp xuống là cách đơn giản, nhưng trong lúc bối rối không ai nghĩ ra, còn em bé nghĩ đến. Em bé nghĩ được cách này vì tâm hồn của em đơn sơ, trong trắng, không băn khoăn về chuyện hư xe, không lo lắng về chuyện bị cảnh sát phạt, không bồn chồn vì làm ăn lỗ lã, không hiếu kỳ chỉ trỏ bình luận...

Câu truyện trên có lẽ không thật hoàn toàn, nhưng ít ra cũng giúp cho ta suy nghĩ về cuộc đời, về đời mình.

Một khi đời sống của ta bị chi phối và ảnh hưởng quá nhiều về bên ngoài thì cuộc sống sẽ dễ lo sợ, bất ổn, vì ở đời có gì là tuyệt đối đâu. Và cuộc sống sẽ mất quân bình này cũng làm cho tâm hồn bị ảnh thưởng, bị trì trệ và xáo trộn theo.

     Muốn đời ta đơn sơ, dù cuộc đời phức tạp.
.    Muốn đời ta nhẹ nhàng, dù cuộc đời nặng trĩu đôi vai.
     Muốn đời ta thanh thản, dù cuộc đời rối ren.
     Muốn đời ta hạnh phúc, dù cuộc đời bất hạnh…
     Muốn có được sự thư thái cho đời mình.

Những bài học lớn qua triết lý của Steve Jobs

Một đứa trẻ bị bỏ rơi. Một kẻ bỏ học. Một giám đốc từng bị sa thải. Một doanh nhân thất bại. Steve Jobs đã trải qua nhiều năm tháng sóng gió trước khi ngự trên đỉnh cao của thế giới.
Trên hành trình thay đổi thế giới điện toán và di động của mình, cựu CEO Apple nhiều lần gặp thất bại, nhưng với ông, có vấp ngã mới có thành công. "Tôi chính là người duy nhất tôi từng biết đã mất một phần tư tỷ dollar trong một năm. Đó là cách tôi xây dựng tính cách", Jobs nhận xét về bản thân và được trích đăng trong cuốn Apple Confidential 2.0 (2004).
Steve Jobs nổi tiếng với những câu nói bất hủ.
Giống như hai thiên tài khác của thế giới, Bill Gates và Mark Zuckerberg, Jobs bỏ học giữa chừng. Chàng trai 17 tuổi khi ấy thiếu định hướng vào đời. "Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi thế nào. Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi", Jobs nói trong bài phát biểu tại Đại học Stanford năm 2005.
Bài học ở đây không phải khuyến khích thanh thiếu niên nghỉ học mà là họ cần biết họ muốn gì, đam mê điều gì và theo đuổi niềm đam mê đó như thế nào. Tuy quyết định bỏ học, Jobs vẫn đăng ký tham gia một khóa học viết chữ đẹp, nhờ vậy ông mới có thể kết nối những kinh nghiệm đó vào các sản phẩm sau này. "Một phần khiến Macintosh tuyệt vời là những người làm ra nó từng là nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học và cả nhà sử học nhưng giờ lại trở thành những chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới", Jobs lý giải về thành công của Mac. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cũng chỉ ra rằng sự sáng tạo, mới mẻ không tự nhiên sinh ra mà đòi hỏi khả năng huy động, móc nối một cách vô hình nhiều kinh nghiệm trước đó.
Nếu Bill Gates là một thiên tài kinh doanh đi làm phần mềm thì Steve Jobs là một nghệ sĩ đi làm máy tính. Ông có thiên hướng hippy nổi loạn nhưng luôn kiên định trên con đường thay đổi thế giới. Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành hãng Pepsi, về đầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: "Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọt có gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?". Thế nhưng một năm sau, chính Sculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải vì bất đồng quan điểm trước khi hãng này mời ông trở về vào năm 1997.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

THƯ MỤC VỤ THÁNG 10.2011

TOÀ GIÁM MỤC VĨNH LONG
103 đường 3/2 Vĩnh Long


 

Xây Dựng Nền Văn Hoá Sự Sống

Kính gởi : 
Các Linh Mục, Các Tu Sĩ Nam Nữ
Và Anh Chị Em Giáo Dân Địa Phận Vĩnh Long.

"Ta đến để họ được sống, và sống dồi dào"
(Gioan 10,10)
1.  Sự sống con người nảy sinh và phát triển trong bối cảnh gia đình và xã hội. Người xưa thường nói: Mạng sống hơn đống vàng. Do đó có những trường hợp phải bỏ tài sản ra để chuộc mạng.  Trong Văn chương Kitô giáo: sự sống con người là một cái gì thiêng thánh vì nó phát xuất từ Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa. Gloria Dei homo vivens, con người sống là vinh quang của Thiên Chúa vì Thiên Chúa hằng sống đã muốn cho con người mang hình ảnh của mình (Thánh Augustinô). Thánh Irênê còn nói: "Vinh quang của con người là Thiên Chúa, và nơi chất chứa sự nghiệp, khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa là con người ( Chống lạc giáo ).
Nhân vị  (con người có lý trí và ý chí tự do) là thụ tạo duy nhất nơi trần thế mà Thiên Chúa đã muốn vì chính nó (GS 24). Ngay từ lúc tượng thai của mình, nhân vị được định hướng tới vinh phúc vĩnh cửu (GL cua HTCG, 1703). Sự sống con người nơi trần thế chỉ là giai đoạn đầu, nhưng rất quan trọng vì nhờ đó mà con người phát triển ơn gọi sống siêu nhiên  và  đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu. "Ta đến để họ được sống dồi dào".
2.  Như thế, mọi xúc phạm đến con người bị coi như xúc phạm đến Thiên Chúa. Để bênh vực giá trị và tính cách bất khả xâm pham của sự sống con người, ngay từ  lúc tượng thai cho đến khi kết thúc bằng cái chết tự nhiên (phát biểu ngày 16.8.1993), Chân phúc Gioan Phaolô II công bố Thông Điệp Evangelium Vitae, Tin Mừng về Sự Sống, ngày 25.3.1995, như lời kêu gọi khẩn thiết, mong muốn mỗi thành viên của Hội Thánh cùng nhau cống hiến cho thế giới những dấu chỉ mới của niềm hy vọng, làm thế nào cho sự công bằng và tình liên đới được tăng trưởng, làm thế nào để củng cố một nền văn hoá mới của sự sống con người, để xây dựng một nền văn minh đích thực của sự thật và của tình thương (Evangelium vitae, s.,6) . 

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

THƯ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA


HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ GỬI CỘNG ĐỔNG DÂN CHÚA

Thưa anh chị em,
1. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã tiến hành hội nghị kỳ II/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận TP. HCM., từ ngày 3 đến 7 tháng 10 năm 2011, với sự hiện diện đông đủ của các giám mục đang làm việc tại 26 giáo phận. Chúng tôi vui mừng đón tiếp Đức Tổng giám mục Leopoido Girelli, Đại Diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam. Sự hiện diện của ngài vừa bày tỏ vừa củng cố mối hiệp thông của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với Đức Thánh Cha Bênêđiclô XVI cũng như với Giáo Hội phổ quát.
Cùng với vị đại diện Toà Thánh, chúng tôi kính gửi đến tất cả anh chị em thuộc mọi thành phần Dân Chúa lời chào thân ái và lời chúc bình an trong Chúa Kitô.
2. Ngỏ lời với Hội Đồng Giám Mục, vị Đại Diện Toà Thánh cho biết ngài đã đi thăm hầu hết các giáo phận tại Việt Nam và ngài nói: “Trong những cuộc viếng thăm này, tôi đã gặp được đức tin chân chính nơi các tín hữu và tôi đánh giá cao nhiệt tình mục vụ của quý đức cha cũng như của các linh mục, tu sĩ đang làm việc thật cần mẫn để phục vụ Giáo Hội địa phương”. Chúng tôi hãnh diện về nhận xét này và chân thành cảm ơn những nỗ 1ực của tất cả anh chị em trong việc xây dựng Giáo Hội ngày một phát triển hơn.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự đóng góp quảng đại của anh chị em cho dự án xây dựng Trụ sở II của Hội Đồng Giám Mục. Sự đóng góp ấy làm nổi bật tình hiệp thông và sự tham gia của mọi thành phần Dân Chúa trong những công việc chung của Giáo Hội. Ước mong tinh thần hiệp thông và tham gia ngày càng phát triển mạnh mẽ trong Giáo Hội, cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Chúng tôi đang cân nhắc về địa điểm xây dựng Văn phòng, nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt nhất cho công việc chung.
3. Trong hội nghị lần này, chúng tôi đã bàn đến nhiều vấn đề liên quan đến đời sống đức tin và sinh hoạt mục vụ của Dân Chúa. Cách riêng, chúng tôi chú tâm đến việc triển khai định hướng và nội dung Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 vào trong đời sống cụ thể của Giáo Hội tại Việt Nam. Thư Chung đã được gửi đến mọi thành phần Dân Chúa với ước mong “mỗi giáo phận, dòng tu, giáo xứ, gia đình, sẽ triển khai thành những hành động và việc làm cụ thể trong đời sống đức tin, góp phần thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng trong xã hội hôm nay cách thiết thực và hiệu quả” (số 48). Đáp ứng lời mời gọi này, nhiều giáo phận đã thiết lập chương trình mục vụ cụ thể cho những năm sắp tới.

Cũng theo ý hướng trên, chúng tôi đề nghị với tất cả anh chị em chương trình mục vụ kéo dài 3 năm (2012-2014) với những điểm nhấn như sau:
- Năm 2012: Hiểu biết và sống mầu nhiệm Giáo Hội;
- Năm 2013: Vun trồng và củng cố sự sống hiệp thông trong Giáo Hội;
- Năm 2014: Hiệp thông để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng;
Chủ đề của mỗi năm sẽ được khai triển theo ba nhịp chính trong đời sống Giáo Hội: tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin, sống đức tin.

4. Cách cụ thể, chủ đề của năm 2012 là Hiểu biết và sống mầu nhiệm Giáo Hội. với châm ngôn là: “Hãy mang trong anh em những tâm tư của Đức Kitô Giêsu” (Phil 2,5).
Để triển khai chủ đề này, về mặt tuyên xưng đức tin, tất cả chúng ta sẽ cùng học hỏi, đào sâu ý thức về Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, Nhiệm Thể Đức Kitô, Đền thờ của Chúa Thánh Thần (Thư Chung số 10, 12, 13).
Về mặt cử hành đức tin, chúng ta sẽ tập trung vào bí tích Thánh Thể và Lời Chúa (Thư Chung số 11 và 12). Các linh mục cần giúp anh chị em giáo dân tham dự Thánh Lễ cách ý thức, tích cực và sống động hơn; cũng như thúc đẩy và canh tân việc sùng kính Thánh Thể. Đồng thời, các linh mục phải coi trọng việc giảng Lời Chúa trong Thánh lễ, chuẩn bị bài giảng kỹ lưỡng nhờ cầu nguyện và suy niệm, giúp người giáo dân làm quen với Lời Chúa, chú tâm đến việc dạy và học giáo lý, dựa trên Lời Chúa để huấn luyện lương tâm ngay chính.
Để thực hiện được những mục tiêu này, chúng tôi đề nghị một số việc sau đây:
- Cổ võ việc cầu nguyện chung trong gia đình, nhất là cầu nguyện với Lời Chúa;
- Phát động chương trình “Mỗi gia đình một cuốn Thánh Kinh” được đặt ở nơi xứng hợp;
- Khuyến khích mọi người học thuộc lòng những đoạn Thánh Kinh cốt yếu;
- Các tu sĩ và chủng sinh, kể cả giáo dân, tập thói quen đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày (lectio divina).
5. Chúa Giêsu đã gọi các tông đồ trước hết để các ông “ở với Chúa” rồi mới sai  các ông đi rao giảng (x. Mc 3,14). Phải ở với Chúa, lắng nghe Lời Chứa, chiêm ngắm cách sống của Chúa, mang lấy tâm tư của Chúa, rồi mới có thể rao giảng về Chúa cho người khác. Chúng ta cũng vậy. Ước gì trong suốt năm phụng vụ 2012, mọi thành phần Dân Chúa tại Việt Nam đều tập trung vào việc “ở với Chúa” qua cử hành Thánh Thể, qua lắng nghe Lời Chúa, để mang trong lòng mình những tâm tư của Chúa, tâm tư hiền lành và khiêm nhường, thương xót và tha thứ, dấn thân và phục vụ. Nhờ đó, trong tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể trở nên những người có lòng nhân từ như Cha chúng ta trên trời (x. Lc 6,36), và nên khí cụ bình an, xây đắp tình thương và sự sống trên quê hương Việt Nam.
6. Trong những ngày này, chúng ta không thể không nhớ đến những anh chị em đang gặp khó khăn do tình hình suy thoái kinh tế, cách riêng những anh chị em nạn nhân của những cơn bão lũ vừa qua trên cả ba miền đất nước. Xin anh chị em thể hiện sự hiệp thông với họ bằng lời cầu nguyện cũng như bằng sự trợ giúp cụ thể theo khả năng của mình.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Rất Thánh Mân Côi, cũng là Mẹ của Giáo Hội, nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi chúc lành cho anh chị em và biến đổi chúng ta nên khí cụ tình yêu của Ngài giữa lòng xã hội hôm nay.
Làm tại TT Mục vụ TGP TP. HCM,
Lễ Đức Mẹ Mân Côi 7-10-2011

    

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

THƯ MỤC VỤ GỬI HỌC SINH – SINH VIÊN

NĂM HỌC 2011-2012

Các con thân mến,
Các con đã bắt đầu năm học mới 2011-2012 được 45 ngày rồi mà tới hôm nay cha mới gửi thư chúc mừng. Dịp Tết Trung Thu vừa qua bận đón tiếp Đức Sứ Thần Tòa Thánh Léopoldo Girelli, nên cũng không viết cho các con một chữ nào. Nhưng Cha vẫn nhớ các con và hiệp thông với các con trong kinh nguyện. Hôm nay khi mừng lễ Thánh trẻ Têrêxa, cha nhớ đến các con cách đặc biệt, cha chia sẻ với các con vài tâm tình mà cha hằng ấp ủ và cách riêng luôn nhớ tới trong suốt cuộc hành trình công tác tại Pháp, quê hương của Thánh nữ Têrêxa tuần vừa qua (từ 16.09 đến 22.09.2011), nhất là khi đặt chân lên đất Na-uy ở cực bắc, nơi có một nền giáo dục thật tích cực và phát triển.

MacBook Pro biến thành chân dung Steve Jobs

Một nhóm người hâm mộ đã có một cách đặc biệt và đầy công phu để tưởng nhớ huyền thoại công nghệ của thế giới: họ tháo các bộ phận trong máy tính MacBook Pro và xếp lại thành một bức chân dung hoàn hảo.
"Thật khó có thể hình dung về số lượng các chi tiết, linh kiện được đưa vào để tạo ra cỗ máy này", nhóm tác giả Foundry nhận xét.
Sau khi nghe tin về sự ra đi của Jobs, nhóm này đã dành vài tiếng để tỉ mẩn tạo ra tác phẩm này với thông điệp: "Hãy yên nghỉ, Steve. Cảm ơn ngài rất nhiều".

Chân dung Steve Jobs được tạo hoàn toàn từ MacBook Pro.


Chân dung Steve Jobs


Chiếc lá trên Quả táo đã rơi.
"Ngừng hoạt động" năm 2011.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

SUY NIỆM CHÚA NHẬT 28 TN

Lời mời gọi

Tại một xứ đạo ở một thành phố lớn, trong lớp giáo lý cha sở để ý thấy một em nhỏ xanh xao khoảng 13 tuổi. Ngày kia em đến với cha và cặp mắt đỏ hoe, em nói: Con không thể xưng tội rước lễ lần đầu. Tại sao? Vì cha mẹ con ngăn cấm. Cha sở bảo: Con thử về xin phép cha mẹ con một lần nữa xem thế nào? Mấy ngày sau, em lại đến với một điệu bộ thất vọng: Không được đâu cha ạ, bố mẹ con đã nổi nóng và đã đánh con. Cha sở an ủi: Con hãy cầu nguyện và Chúa sẽ giúp đỡ con. Ngày trọng đại đã đến nhưng vẫn không có em nhỏ trong số những em được xưng tội rước lễ lần đầu. Rồi một tuần sau, vào một buổi sáng, em chạy đến nhà xứ, hổn hển thưa: Xin cha giải tội cho con, kẻo mẹ con hay biết. Cha sở giải tội cho em rồi nói: Bây giờ con hãy về kẻo má con biết được. Em do dự một lát rồi nói với một giọng van xin: Cha có thể cho con rước lễ được chứ? Dĩ nhiên cha sở chấp thuận và ngài đã phát biểu: Tôi đã tổ chức nhiều cuộc xưng tội rước lễ lần đầu một cách trọng thể nhưng không lần nào làm tôi cảm động cho bằng lần này.

LỜI CHÚA - CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN

 
Bài Đọc I: Isaia 25:6-10
Bài Đọc II: Philipphê 4:12-14,19-20

Bài Phúc Âm
Matthêu 22:1-14
1 Đức Giêsu lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng:
2 Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình.
3 Nhà vua sai các đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến.
4 Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: "Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!"
5 Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại,người thì đi buôn,
6 còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết.
7 Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu hủy thành phố của chúng.
8 Rồi nhà vua bảo đầy tớ: "Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng.
9 Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới".
10 Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.

11 Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới,
12 mới hỏi người ấy: "Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?" Người ấy câm miệng không nói được gì.
13 Bấy giờ, nhà vua bảo những người phục dịch: "Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chổ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng!
14 Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít".
Chi Tiết Hay
·        (cc.1-2) Nhà vua là Thiên Chúạ Hoàng tử là Chúa Giêsụ Gia nhân được sai đi là các tông đồ.

Lễ Kỷ Niệm Ngày Mẹ Lộ Hình


NHÀ THỜ LA MÃ - TỈNH BẾN TRE
Nhân dịp kỷ niệm 61 năm ngày Mẹ lộ hình nơi bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp bị chôn vùi dưới bùn đen hơn ba tháng, thứ Sáu ngày 07 tháng 10 năm 2011, cha Tổng Đại Diện Phaolô Lưu Văn Kiệu, Giáo phận Vĩnh Long sẽ về Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã – Bến Tre chủ tế Thánh Lễ trong ngày trọng đại này.
Năm nay con đường vào trung tâm hành hương đã được nâng cao mở rộng, xe 25 chỗ có thể chạy vào tới Đền Thánh Mẹ.

Chương Trình Mừng Lễ Mẹ
8,00 g   : Diễn nguyện và Thánh Ca
9,00 g   : Tập hát và Giờ Hành Hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
10,00 g : Chuẩn bị Thánh Lễ đồng tế do cha Tổng Đại Diện Giáo phận chủ sự
10,30 g : Thánh Lễ đồng tế trọng thể tại lễ đài. Sau Thánh Lễ có làm phép Ảnh và Chuỗi Mân Côi.
Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho ngày lễ được mọi sự tốt đẹp theo ý Chúa.


Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

TÌM HIỀU CHUỔI MÂN CÔI


LỊCH SỬ CHUỔI MÂN CÔI

Lịch sử kể lại rằng, Đức Maria đã trao chuổi Mân Côi cho vị sáng lập Dòng Anh Em thuyết giáo, tức Thánh Đaminh (1170-1221). Qua suốt chiều dài lịch sử trong Giáo Hội, các tu sĩ Dòng Đaminh đã có công rất lớn việc cổ vũ Chuỗi Mân Côi. Nhờ đó, Chuỗi Mân Côi đã được gìn giữ và phát triển qua các thế kỷ như chúng ta biết ngày nay. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là vòng lẫn quẩn, không rõ ràng. Với một đóng góp nhỏ mọn và khiêm tốn này, hy vọng các bạn hiểu hơn về sự xuất hiện và quá trình phát triển của Chuỗi Mân Côi.
Nguồn góc căn bản của Chuỗi Mân Côi là từ những lời cầu nguyện của sách Thánh Vịnh trong Kinh Thánh. Cha Frederick M. Jelly thuộc Dòng Đaminh đã viết trong cuốn “Thánh Mẫu Maria trong thuyền thống của Giáo Hội công giáo” rằng: “Ngay từ rất sớm, Giáo Hội đã đón nhận các Thánh Vịnh như là một phần tài sản người Do Thái kế thừa, Thánh Vịnh là lời thổ lộ từ đáy lòng của họ trong các nghi lễ và lời cầu nguyện hàng ngày. Để thực hành cầu nguyện người ta thay 150 lời Kinh “Lạy Cha chúng con” thay vì bằng 150 Thánh Vịnh như thời Trung Cổ, và chính vì điều này đã phát suất việc sùng bái Chuỗi Mân Côi. Để giữ cách đếm các kinh đọc, người ta kết vào một sợi dây với những tràng hạt, và điều này dần dần trở thành Tràng Chuỗi Mân Côi.