TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

TÌM HIỀU CHUỔI MÂN CÔI


LỊCH SỬ CHUỔI MÂN CÔI

Lịch sử kể lại rằng, Đức Maria đã trao chuổi Mân Côi cho vị sáng lập Dòng Anh Em thuyết giáo, tức Thánh Đaminh (1170-1221). Qua suốt chiều dài lịch sử trong Giáo Hội, các tu sĩ Dòng Đaminh đã có công rất lớn việc cổ vũ Chuỗi Mân Côi. Nhờ đó, Chuỗi Mân Côi đã được gìn giữ và phát triển qua các thế kỷ như chúng ta biết ngày nay. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là vòng lẫn quẩn, không rõ ràng. Với một đóng góp nhỏ mọn và khiêm tốn này, hy vọng các bạn hiểu hơn về sự xuất hiện và quá trình phát triển của Chuỗi Mân Côi.
Nguồn góc căn bản của Chuỗi Mân Côi là từ những lời cầu nguyện của sách Thánh Vịnh trong Kinh Thánh. Cha Frederick M. Jelly thuộc Dòng Đaminh đã viết trong cuốn “Thánh Mẫu Maria trong thuyền thống của Giáo Hội công giáo” rằng: “Ngay từ rất sớm, Giáo Hội đã đón nhận các Thánh Vịnh như là một phần tài sản người Do Thái kế thừa, Thánh Vịnh là lời thổ lộ từ đáy lòng của họ trong các nghi lễ và lời cầu nguyện hàng ngày. Để thực hành cầu nguyện người ta thay 150 lời Kinh “Lạy Cha chúng con” thay vì bằng 150 Thánh Vịnh như thời Trung Cổ, và chính vì điều này đã phát suất việc sùng bái Chuỗi Mân Côi. Để giữ cách đếm các kinh đọc, người ta kết vào một sợi dây với những tràng hạt, và điều này dần dần trở thành Tràng Chuỗi Mân Côi.

Từ rất sớm, mỗi 150 Kinh Lạy Cha, người ta bắt đầu thêm vào những lời cầu nguyện ngắn về Chúa Giêsu và Mẹ Maria, nhằm tạo nên sự nối kết giữa đọc kinh và nguyện gẫm về mầu nhiệm của đức tin. Sau đó, họ thay thế những đoạn suy gẫm gắn gọn, thứ tự về Chúa Giêsu và Mẹ Maria từ việc Truyền Tin cho đến Phục Sinh của Đức Giêsu và sự kiện Đức Mẹ lên trời.
Theo Cha Jelly, thì trong 15 thế kỷ đầu các Đan sĩ Dòng Thánh Bruno và anh em Dòng Đaminh đã giúp phổ biến việc sùng bái bằng nối kết 50 Kinh Kính Mừng với 50 câu về Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Đây là nguồn gốc của lời Kinh Mân Côi mà chúng ta có ngay nay. Từ chuỗi 50 là tâm điểm của việc suy gẫm nên được gọi là Vườn Hoa Hồng (Rose Garden). Hoa Hồng là biểu tượng của niềm vui, được ưu tiên cho Mẹ Maria, và Chuỗi Mân Côi đã quy vào việc kể lại trong 50 Kinh Kinh Mừng. Những mầu nhiệm này được dựa trên biến cố cuộc sống của Chúa Giêsu đã được viết ra trong sách Kinh Thánh. Bằng cách suy niệm này giúp cho những người không biết chữ cũng có thể hiểu được những câu chuyện trong  Kinh Thánh.
Năm 1569, Đức Thánh Cha Pio V, công bố Huấn dụ Consueverent Romani Pontifices. Kêu gọi dân Chúa siêng năng lần Chuỗi Mân Côi. Thánh Giáo Hoàng Pio V về mặt hình thức đã xác minh cách cầu nguyện Chuỗi Mân Côi và được phổ biến qua các thế kỷ với 15 mầu nhiệm, Vui, Thương và Mừng mà chúng ta biết như hôm nay. 
Ngài đã góp phần làm cho việc cầu nguyện này thêm bền vững bằng sự dứt khoát nối kết suy niệm trên cuộc sống của Chúa Giêsu đến cầu nguyện với Chuỗi Mân Côi. Từ đó, nhiều vị Giáo Hoàng đã nhiệt tình chú tâm đến Chuỗi Mân Côi, đáng chú ý nhất là Đức Thánh Cha Leo XIII, Gioan XXIII, và Phaolô VI.
Ngày 16 tháng 11 năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã làm ngạc nhiên thế giới với việc gợi ý tài liệu mới về Chuỗi Mân Côi, Rosarium Virginis Mariae, và công bố từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 11 năm 2003 là năm Chuỗi Mân Côi. Trong lá thư mục tử của Ngài, Đức Gioan Phaolo II kêu gọi các kito hữu trên toàn thế giới tìm ra tinh thần phong phú của Chuỗi Mân Côi. Ngoài ra, Đức Thánh Cha Gioan Phalo II đề nghị 5 mầu nhiệm mới là “Năm Sự Sáng” để suy niệm. Ngài nói: “Tôi tin, tôi mang ra sự đầy đủ và sâu sắc Kitô Học của Chuỗi Mân Côi, Năm Sự Sáng phù hợp để thêm vào truyền thống kiểu mẫu”. Năm Sự Sáng được phất xuất từ câu lời Chúa: “Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thết gian” (Ga, 9, 5).
Chuỗi Mân Côi đầy đủ ngày nay gồm 200 Kinh Kính Mừng cho 4 Mầu nhiệm, Vui, Thương, Mừng Sáng được tách nhau bởi Kinh Lạy Cha và kinh Sáng Danh hay thỉnh thoảng bằng lời nguyện Fatima. Thật rõ ràng, Chuỗi Mân Côi đã đồng hành và lan rộng khắp và lưu truyền trong Giáo Hội quan từng thế kỷ. Ngày hôm nay, Chuỗi Mân Côi gồm 4 Mầu nhiệm, Vui, Mừng, Thương và Sáng. Mỗi mầu nhiệm gồm 50 kinh, mỗi mầu nhiệm được chỉ định cho những ngày trong tuần. Đó là cách thức để dân Chúa làm ngày Thánh và nhớ lại cuộc sống của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, những hình ảnh khiêm nhường luôn luôn ngự giữa chúng ta khi chúng ta cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi.
Cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ  được m ô tả  trong  những mầu nhiệm Chuỗi Mân Côi, thường được gọi là cuốn Phúc Âm vắn tắt. Cho nên khi lần hạt, chúng ta phải lần từng chục một, bắt đầu xướng lên một ngắm, để suy gẫm và xin ơn giúp tập các nhân đức kèm theo mỗi ngắm. Với những nghiên cứu khiêm tốn trên, chắc chắn còn nhiều thiếu sót và giới hạn, tôi hy vọng nhiều bạn sẽ có những đóng góp đầy đủ hơn, rõ ràng hơn và khoa học để chia sẻ  vớ i anh chị em.
Nguyện xin Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ của chúng ta, luôn chúc lành, đồng hành với tất cả những ai đã có công hình thành, quảng bá và yêu mến Chuỗi Mân Côi.

NGUỒN GỐC CỦA KINH MÂN CÔI

Căn cứ vào các nguồn tài liệu đáng tin nhất, một của Á Thánh Alan de la Roch, trong cuốn "De Dignitate Psalteri", và một của Thánh Louis Marie Grignion de Monfort, trong cuốn "Bí Mật Kinh Mân Côi", thì chính Đức Mẹ đã ban Kinh Mân Côi và dạy Kinh Mân Côi cho thánh Đaminh. Đức Thánh Cha Gregory XII cũng cho rằng: "Kinh Mân Côi được chính Thánh Đaminh thiết lập để làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa và để cầu xin Rất Thánh Trinh Nữ bầu cử."

Vào thế kỷ 11 và 12, tại tỉnh Albi thuộc miền nam nước Pháp, có một lạc thuyết do bè rối Albigensê chủ trương là nhị nguyên. Thuyết này cho rằng Chúa Giêsu là một tạo vật được thần sai đến để giải thoát linh hồn con người bị giam cầm trong thể xác. Theo thuyết nhị nguyên thì Linh hồn con người cũng được thần lành dựng nên và xác thịt được thần đữ dựng nên để giam cầm Linh hồn. Sau bao nhiêu nỗ lực mà vẫn thảm bại để chinh phục bè Albigensê rối này, thánh Đaminh rút vào một khu rừng gần thành phố Toulouse nức Pháp để cầu nguyện. Trong thời gian này Thánh nhân khóc lóc, ăn chay và phạt xác mong làm nguôi cơn giận của Chúa. Ngài đã thực hành việc khổ hạnh thân xác cho đến nỗi bị ngất lịm đi. Chính lúc đó Đức Mẹ cùng ba Thiên Thần theo hầu đã hiện ra với Thánh Nhân mà nói:

Đaminh yêu dấu, con có biết Ba Ngôi Thiên Chí Thánh muốn dùng khí giới nà để canh tân thế giới không?
Thánh Đaminh đáp:
Ôi lạy Mẹ, Mẹ biết rõ hơn con, vì ngay sau Chúa Giêsu, Con Mẹ, Mẹ luôn là khí cụ chính yếu cho phần rỗi cùa chúng con.

Bấy giờ Đức Mẹ nói:

Mẹ muốn cho con biết rằng, trong loại trận chiến này, khí giới cần phải dùng bao giờ cũng là Thánh Vịnh Thiên Thần, viên đá nền tảng cùa Tân Ước. Do đó, nếu con muốn giảng dạy cho các linh hồn cứng lòng và đem họ về với Chúa, con hãy rao giảng Thánh Vịnh này của Mẹ.

Từ đó, thánh Đaminh đã là sứ giả của Đức Mẹ và là tông đồ tiên khởi truyền bá Kinh Mân Côi từ năm 1214.

Cho dù chúng ta không biết chắc có thật Đức Mẹ đã ban và dạy thánh Đaminh Kinh Mân Côi hay không, song chúng ta cũng có thể tin được sự kiện này thậy đã xảy ra. Ở nơi chính Đức Mẹ trong hai lần hiện ra tại Lộ Đức năm 1858 và Fatima năm 1917 đã cầm trong tay tràng hạt Mân Côi, như để xác nhận là chính Mẹ đã ban Kinh Mân Côi và dạy lần hạt Mân Côi, một kinh mà Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết trong Thông Điệp "Trong Tháng Năm (Mense Maio)" rằng: "Rất đẹp lòng Đức Mẹ và được Đức Giáo Hoàng khuyến giục nhiều nhất".

Lần hiện ra tại Lộ Đức Mẹ đã lần hạt Mân Côi với chị Thánh Bernadette bằng việc dùng ngón tay đưa từng hột chuỗi theo mỗi Kinh Kính Mừng chị đọc. Sau mỗi chục kinh thì Mẹ đọc chung với chị Kinh Sáng Danh.

Trong cả 6 lần hiện ra tại Fatima với ba em thiếu nhi Lucia, Phanxicô và Giaxinta, Đức Mẹ đã kêu gọi các em hãy lần hạt Mân Côi hằng ngày. Trong lần hiện ra cuối cùng Mẹ đã tự xưng "Ta là Đức Mẹ Mân Côi". Trong lần hiện ra thứ ba, Đức Mẹ đã xin các em thêm vào sau mỗi chục kinh lời nguyện: "Ôi Chúa Giêsu của chúng con, xin tha thứ cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin dẩn đưa các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần hơn hết."

Trong bài giảng tại Fatima ngày 13/5/1982, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã nói về Kinh Mân Côi đối với Đức Mẹ như sau: "Lời kêu gọi thống hối bao giờ cũng được gắn liền với cầu nguyện. Hợp với truyền thống của bao thế kỷ, Đức Mẹ của sứ điệp này đã đề cập đến Kinh Mân Côi, một kinh có thể được khẳng định là Kinh của Mẹ Maria, một kinh mà Mẹ đặc biệt cảm thấy gắn liền với chúng ta."

Thực ra, theo cuốn Ciudad de Dios của đáng kính Maria D'Agreda viết trong thế kỷ 17 về cuộc đời của Đức Mẹ, như được Đức Mẹ tỏ cho biết, thì Kinh Mân Côi được bắt đầu nhen nhúm từ lúc Đức Mẹ tạ thế, qua lời xướng hoạ của các Thiên Thần từ trời xuống.

Xướng: Kính Mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ.
Đáp: Một Trinh Nữ trước khi sinh Con, đang khi sinh Con và sau khi sinh Con.
Thế là từ đó người ta bắt đầu bắt chước lời xướng hoạ này cho đến khi Đức Mẹ truyền dậy Kinh Mân Côi cho Thánh Đaminh.

Năm 1569, Thánh Giáo Hoàng Piô V đã chính thức công nhận Kinh Mân Côi với kết cấu của kinh như hiện nay, sau khi thêm lời nguyện "Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử Amen." vào phần cuối của kinh Kính Mừng, và kinh Sáng Danh vào sau mỗi chục kinh.