TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

NẠN ĐÓI TRÊN THẾ GIỚI - NHÂN SUY NIỆM VỀ BÁNH HẰNG SỐNG


Nạn đói trên thế giới
(Avenire 10-12-2008)


1. Ngày 9-12-2008 tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, đã công bố bản tường trình năm 2008 về nạn đói trên thế giới: nạn giá cả thực phẩm leo thang trong năm nay đã khiến cho số người đói tăng thêm 40 triệu nữa. Và hiện nay trên thế giới có 963 triệu người phải chịu cảnh thiếu dinh dưỡng.

- Vấn đề ưu tiên vẫn là sự kiện có gần 1 tỷ người đói trên thế giới”. Bên cạnh đó với các cuộc chiến mới bùng nổ và tiếp diễn, với các thiên tai liên tục xảy ra và đặc biệt với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trầm trọng hiện nay, cuộc chiến chống nghèo đói sẽ không đạt đích đã dự trù.

- vì 65% trên tổng số 936 triệu người đói sống tại 7 quốc gia thuộc miền sa mạc Sahara bên Phi châu. Tại các nước này một phần ba dân chúng, tức 236 triệu người, thường xuyên bị đói.

- Tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo nội chiến đã khiến cho con số 11 triệu người thiếu dinh dưỡng vọt lên 43 triệu trong ba năm 2003-2005, tức từ 29% lên tới 76%. Nói chung tại các nước miền nam sa mạc Sahara, số người thiếu dinh dưỡng giảm một chút từ 34% trong ba năm 1995-1997 xuống 30% trong ba năm 2003-2005. Ghana là quốc gia duy nhất đạt mức thực phẩm ổn định.

- Trong các tháng qua thế giới đã chứng kiến người dân tại 25 nước trên thế giới nổi loạn vì nạn đói. Từ đầu năm 2008 tuy giá thực phẩm đã giảm 50%, nhưng vẫn còn qúa cao đối với người nghèo, và cuộc khủng hoảng thực phẩm vẫn tiếp tục tại nhiều nước trên thế giới. Đối với hàng chục triệu người tại các nước này, có được một số lượng thực phẩm giúp sống và làm việc bình thường mỗi ngày, vẫn còn là một giấc mơ khó thực hiện.

2. Một số nhận định của ông Francois de Ravignan, chuyên viên phát triển nông nghiệp và là tác giả của 70 cuốn sách nói về nạn đói trên thế giới.

- Trong các năm qua người ta đã nói nhiều về nạn đói trên bình diện thế giới và cho rằng không có đủ thực phẩm cho mọi người. Nhưng thật ra nói chung, số lượng thực phẩm do trái đất sản xuất dư sức để nuôi sống tất cả mọi người. Thật vậy, vì thực phẩm trên thế giới thặng dư. Do đó hơn là vấn đề của số lượng, ở đây vấn đề là sự công bằng. Nói chung tại các quốc gia nghèo, nạn đói hầu như luôn luôn gắn liền với tình trạng bị gạt bỏ bên lề xã hội và bị loại trừ trên bình diện kinh tế.

- Và hiện tượng loại trừ này có ba hình thái khác nhau.
Trước hết có vấn đề sở hữu ruộng đất: rất nhiều nông dân không có ruộng đất để cầy cấy. Bên Ấn Độ có tới 40% nông dân không có ruộng đất và bị kết án phải đi làm thuê làm nướn cho giới điền chủ. Khi các điền chủ dùng máy móc để canh tác, thì họ giảm số nông dân làm mướn cho họ. Thế là các nông dân bị thất nghiệp. Số nông dân không có ruộng đất bên Ấn Độ rất đông. Đây cũng là trường hợp của Brasil và cả bên Âu châu nữa, chẳn hạn như trong vùng Andalusa.

Thứ hai là cuộc khủng hoảng công việc tay chân tại nhiều quốc gia kỹ nghệ và trung gian.

Và sau cùng là việc bị loại trừ khỏi thị trường: đây là vấn đề của các quốc gia Phi châu. Trong rất nhiều nước các sản phẩm ngũ cốc nhập cảng từ Âu châu và Á châu cạnh tranh với sản phẩm địa phương gây ra các hậu qủa tàn phá.

- Các chính quyền có bổn phận chiến đấu chống lại sự loại trừ xã hội kinh tế tạo ra nạn đói này. Chẳng hạn bên Ân Độ cần phải đưa ra cuộc cải cách ruộng đất. Bên Phi châu cần phải hỗ trợ các nông dân và đề ra các hình thức bảo vệ thương mại, hay đường lối chính trị được các nước Âu châu áp dụng hồi thập niên 1960 để chống lại sự cạnh tranh của Hoa Kỳ. Để chống lại nạn thất nghiệp ở vùng quê cần phải giảm diện tích của các nông trại riêng rẽ.

- Vấn đề của trái đất ngày nay đó là cứ hai người thì có một người sống về nghề nông. Và 80% của đám đông mênh mông này sống ở miền nam bán cầu. …Trước hết cần phải giải quyết vấn đề sống còn của những ai bị đói, trước khi bàn tới số lượng của việc sản xuất.

Tại miền Đông nước Burkina Faso, các làng đã liên minh với nhau để chống lại nạn sa mạc lan tràn, bằng cách nỗ lực tạo ra một môi sinh thích hợp cho nông nghiệp. Bên Ấn Độ, sau trận cuồng phong, các nông dân của nhiều làng đã quyết định không dùng thuốc diệt trừ sâu bọ nữa, nhưng chỉ dùng các phương thức tự nhiên mà họ có sẵn trong tầm tay. Nói chung, lương tri cho chúng ta biết rằng nên luôn luôn bắt đầu với việc sử dụng các phương pháp ít tốn kém hay hầu như không tốn kém gì cả cho việc canh tác. Chẳng hạn như nếu không thay đổi các kỹ thuật canh tác và trồng tỉa, thì có dùng phân bón nhập cảng đi nữa cũng không có lợi gì.