TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

THÁNH GIÁ

THÁNH GIÁ 

Đinh Văn Tiến Hùng 3/27/2013

“- Này là gỗ Cây Thánh Giá đã treo Đấng Cứu Chuộc nhân loại.

-Ta hãy đến thờ lạy! “ ( Lời suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh )

* Ý nghĩa & Nguồn gốc: Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá thời vua Cezar và quan tổng trấn Do Thái là Philatô vào năm 33 sau Công nguyên. Trong đế quốc La-mã thời Chúa Giêsu, chết treo trên thập giá là cực hình cho kẻ trọng tội. Sau khi bị đánh đòn tội nhân phải vác thập giá tới pháp trường. Tử tội bị lột hết quần áo, cột hay đóng đinh vào khổ giá, có khi bị treo ngược đầu xuống đất, trên đầu ghi một bản án. Ngoài sự đau đớn thể xác, còn là sự ô nhục tinh thần…Thập giá còn được gọi là thập tự giá, khổ giá, hay thập ác.

Tương truyền Thánh Helene thân mẫu hoàng đế Constantine đã tìm thấy Thánh Giá vào năm 326 và một phần Thánh Giá hiện nay đặt tại nhà thờ Thánh Groce, La-mã. Thánh Giá chính thức được tôn vinh vào năm 312 khi đại đế Constantine được thị kiến ban đêm trên bầu trời Cây Thánh Giá sáng ngời với

Dòng chữ Hy Lạp: EN TONTÔ NIKA (theo dấu này sẽ chiến thắng), nên vua truyền mang Thánh Giá ra trận và đã đánh bại quân Maxcence. Thánh Giá đã từng bị quân đội Ba-Tư cướp mất và sau nhiều năm chiến đấu vua Heraclius đã lấy lại được. Chính nhà vua vác Thánh Giá rước trọng thể về Jerusalem đặt

trên núi Calavario ngày 14/9/629 và từ đó Giáo Hội mừng kính Lễ suy tôn Thánh Giá hàng năm vào ngày 14/9.

- Thánh Giá là cây thập tự Đấng Cứu Thế chết treo trên đó để chuộc tội loài người.

- Làm dấu Thánh Giá có 2 cách: đơn và kép- Đơn là giơ bàn tay làm dấu từ trán xuống ngực, qua vai trái sang phải và chắp 2 tay lại- Kép là vạch hình Thánh Giá trên trán, miệng và ngực.

Vì thế Thánh Giá mang nhiều ý nghĩa linh thiêng cao trọng :

- Làm dấu Thánh Giá mang 3 ý nghĩa:

(1) Tuyên xưng mình là Ki-tô hữu và tuyên xưng Chúa cứu độ ta bằng Thập giá.

(2) Kêu xin Chúa giúp ta bằng sức mạnh cây Thánh Giá.

(3) Hiến dâng cho Chúa việc ta sắp làm trong tinh thần vâng lời và phục vụ Chúa.

- Thánh Giá là Tình yêu Thiên Chúa ban cho nhân loại.

- Thánh Giá biểu tượng linh thánh Ki-tô-giáo.

- Thánh Giá đồng hành với chúng ta trong đời sống.

- Thánh Giá là Danh Thánh Chúa Ki-tô trên trời dưới đất muôn loài kính lạy.

- Thánh Giá khiến ma quỉ tà thần khiếp sợ.

- Thánh Giá là chỉ dấu Ki-tô hữu dùng hàng ngày trước kinh nguyện, bữa ăn, các việc trọng đại.

- Thánh Giá dùng trong các nghi lễ, các phép bí tích, á bí tích…

- Thánh Giá là chìa khóa mở cửa Thiên đàng.

*Biểu tượng:

- Cây Thánh Giá trên đỉnh tháp các giáo đường là biểu tượng Thánh đường Công giáo.

- Cây Thánh Giá xây trên mộ huyệt các Ki-tô hữu qua đời trong Nghĩa trang.

- Thánh Giá đặt trên bàn thờ các gia đình Ki-tô-giáo.

- Cây Thánh Giá treo phía trên bàn thờ tế lễ.

- Thánh Giá dẫn đầu đoàn rước kiệu.

- Thánh Giá mở đầu và kết thúc chuỗi hạt Mân Côi.

- Các tu sĩ một số dòng mang Thánh Giá trên tu phục.

- Các vị Chủ tế giơ cao Thánh Giá hay giơ tay theo hình Thánh Giá chúc lành giáo dân tham dự nghi lễ.

- Thánh Giá thường được làm bằng kim quí hay đá quí có giây đeo tôn kính trước ngực.

- Thánh Giá được tôn kính trọng thể Thứ Sáu Tuần Thánh.

- Thánh Giá là trọng tâm trong biểu tượng Năm Đức Tin.

- Trên đầu Thánh Giá thường thấy 2 chữ viết tắt : INRI và I.H.S –

( INRI : JESUS NAZARENUS REX JUDAEORUM – JESUS người Nazareth vua dân Do Thái, ’Bản án kết tội Chúa do lệnh Philatô treo trên thập giá’ - I.H.S : JESUS HOMINUM SALVATOR – Đấng Cứu Độ loài người )