01.
Thánh Alphongsô Ligôri, Giám mục Tiến sĩ (1696-1787)
Công đồng Vatican II nói rằng Thần học Luân lý (THLL) nên được
nuôi dưỡng xuyên suốt bằng Kinh thánh, Công đồng còn cho thấy tính cao quý của
ơn gọi Kitô giáo của các tín hữu và trách nhiệm của họ là sinh hoa kết quả
trong đức ái đối với cuộc sống trần gian. Thánh Alphongsô được ĐGH Piô XII tôn
vinh là bổn mạng các nhà thần học luân lý năm 1950. Suốt đời ngài đấu tranh cho
sự giải phóng của THLL khỏi sự khắt khe của tà thuyết Gian-sen (*). THLL của
ngài, được xuất bản 60 lần sau khi ngài qua đời, tập trung vào các vấn đề cụ
thể và thực tế của các mục tử và các vị giải tội. Nếu một sự tuân thủ luật pháp
và tính tối thiểu nào đó luồn lách vào THLL, nó không nên được quy vào kiểu
chừng mực và sự nhẹ nhàng này.
Tại ĐH Naples, lúc mới 16 tuổi, ngài đã nhận bằng tiến sĩ về Giáo
luật và Dân luật, nhưng ngài mau chóng bỏ nghề luật sư để hoạt động tông đồ.
Ngài thụ phong linh mục và tận tụy với việc mục vụ, giải tội, và thành lập
những nhóm Kitô giáo. Ngài lập Dòng Chúa Cứu Thế năm 1732. Đó là một đoàn thể
linh mục và tu sĩ sống đời cộng đoàn, cố gắng noi gương Chúa Kitô, và hoạt động
chủ yếu về các nhiệm vụ phổ biến dành cho dân nghèo ở các vùng quê. Việc cải
cách mục vụ vĩ đại của ngài tòa giảng và tòa giải tội. Ngài có tài viết lách,
đi khắp vùng Naples, và rao truyền các nhiệm vụ phổ biến.
Ngài được bổ nhiệm giám mục lúc 66 tuổi, dù ngài cố từ chối, và
ngài liền cho xây các cơ sở trong khắp giáo phận. Ngài bị khập khiễng và kém
thị lực, ký các văn bản và bị lừa.
Lúc 71 tuổi, ngài bị thấp khớp không chữa được nên bị vẹo cổ. Ngài
chịu suốt 18 tháng về cảnh “đêm tối”, sợ hãi, bị cám dỗ chống lại các bài viết
về đức tin và nhân đức, nhưng vẫn có những khoảng sáng và khuây khỏa là những
lúc thường xuyên xuất thần.
Ngài không chỉ nổi tiếng về THLL, ngài còn viết nhiều về lĩnh vực
thần học tâm linh và tín lý. Cuốn Glories of Mary (Vinh quang
Mẹ Maria) là một trong các tác phẩm lớn của ngài, và cuốn Visits to the
Blessed Sacrament (Viếng Thánh Thể) của ngài được tái bản 40 lần ngay
khi ngài còn sống, ảnh hưởng nhiều đến việc thực hành sự tận hiến trong Giáo
hội.
------------------------------
(*) Jansenism: thuyết của Cornelis Jansen, khoảng 1656-1657,
dựa trên thuyết tiền định luân lý (moral determinism). Các nguyên tắc thần học
của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản
chất con người is không thể tốt lành. Thuyết này bị những người cải cách trong
giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết
án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn
công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và
thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự
cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết
của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi
Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại một tu viện ở
Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo
vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters (1656–1657). Năm
1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu
lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20.