Mỗi năm, Tết cổ truyền lại về trên quê hương, là người Việt Công Giáo tôi nhận ra sự quan tâm của Hội Thánh khi có 3 thánh lễ đặc biệt cầu nguyện theo truyền thồng Dân Tộc:
- Mùng 1 Tết : Cầu Bình an
- Mùng 2 Tết : Cầu cho tổ tiên
- Mùng 3 Tết : Cầu mùa
Tôi cũng nhận thấy 3 chữ người ta hay chúc cho nhau là Phúc- Lộc-Thọ cũng phù hợp với Phụng Vụ Lời Chúa trong 3 Thánh Lễ Đầu Xuân.
- Mùng 1 Tết : Cầu cho mọi người được hạnh phúc, phước như Đông Hải
- Mùng 2 Tết: cầu cho tổ tiên ông bà cha mẹ được trường thọ, dù còn sống hay đã qua đời. Còn sống thì thọ tỷ Nam Sơn, đã qua đời thì sống đời đời vinh phúc
- Mùng 3 Tết cầu mùa, là cầu cho tài lộc ưu đãi
Tôi còn nhận được một lời cầu nguyện xin cho đất trời hiệp thông trọn vẹn trong 3 ngày Tết:
- Mùng 1 : Cầu bình an, hiệp thông với Chúa để thêm tuổi thêm khôn ngoan và thánh đức: “Chúa gìn giữ mọi kẻ mến yêu Người, nhưng lại diệt trừ hết bọn ác nhân” (Tv144)
- Mùng 2: Hiệp thông cội nguồn ông bà tổ tiên: Cầu cho người người thêm tuổi thêm yêu thương vui vẻ để được sống lâu: “Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.” (Tv 144)
- Mùng 3 : Hiệp thông xã hội: Cầu cho nhà nhà đoàn tụ, nghề nghề phát đạt, xóm giềng đoàn kết, Đất Nước thịnh vượng: “Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa, và chính Ngài đúng bữa cho ăn. Kìa ngài rộng mở tay ban là bao sinh vật muôn vàn thỏa thuê”(Tv 144)
Tôi cũng cảm nhận 3 ngày đầu xuân là :
Mùng 1 Tết:
- Ban mai của 365 ngày tới
- Tuổi thơ của tuổi mới,
- Mầm của mùa canh tác mới
- Chồi của thiên nhiên mới
- Bình minh của mọi ngày năm mới
- Nụ cười của mọi tình yêu mới
- Hy vọng của mọi nỗ lực mới
Mùng 2 Tết:
- Người chết nối linh thiêng vào đời
- Sự hiện diện của người đã khuất bên con cháu
- Con người đến với thế giới thần linh
- Sự nối kết trời đất, cũ mới, xưa nay, cổ kim
Mùng 3 Tết:
- Tạ Ơn Đấng Tạo Hóa
- Tri ân Mẹ thiên nhiên
- Thân thiện môi trường
- Đồng ca bản hòa tấu vũ trụ
MÙNG 1 TẾT
CẦU BÌNH AN
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm
Qua lời loan báo của các Thiên Sứ, tôi tự hỏi:
1. Bình an là gì?
- Chúa Giêsu đi trên mặt nước đến cùng câc tông đồ, cấc ông hoảng sợ, Chúa và các ông trên thuyền dưới cơn bão… Chúa Giêsu luôn nói: Thầy đây, đừng sợ
Sự bình an là chính sự hiện diện của Chúa
Và sự bất an là sự sợ hãi
- Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ đã luôn mở đầu lời chào là Bình an cho anh em. Bình an thật sự là sự phục sinh của Chúa
2. Làm thế nào để được bình an ?
1/ Càng làm vinh danh Chúa càng bình an
Càng sống thiện tâm càng làm vinh danh Chúa
Vậy càng sống thiện tâm càng bình an
Lời chúc nhau dịp đầu năm là bình an cùng có nghĩa là chúc nhau sống thiện tâm để làm vinh Danh Chúa và được sự bình an đích thực.
Bát phúc chính là con đường dẫn con người đến bình an thật sự: Nước trời là của họ
2/ Ngược lại những gì làm con người mất bình an:
Làm trái ý Chúa
Chống lại Thiên Chúa
Con người lòng dạ độc ác, tà tâm, ác tâm, đạo đức giả… là những người không thể có sự bình an thật sự
Chúa Giêsu đã quở trách những người biệt phái, luật sĩ: Khốn cho các ngươi…
MÙNG 2 TẾT
Kính Nhớ Tổ Tiên, Ông Bà Cha Mẹ
Cha còn xem nết chí cha
Cha mất xem chí cha
Ngày đầu năm, trong niềm tin mầu nhiệm các thánh thông công, người công giáo nhớ đến tổ tiên ông bà là những bậc tiền nhân đã sống niềm tin Chúa trên quê hương nay đã được Chúa gọi về.
Hòa cùng truyền thồng đạo hiếu của Dân Tộc, người Công Giáo Việt Nam nhớ đến các Bậc sinh thành dưỡng dục mình.
Khi chúc nhau sống lâu, người Công Giáo ý thức đó là hồng ân Chúa ban cho9 những ai thảo kính cha mẹ.
“Ngươi hãy thờ cha kính mẹ để được sống lâu trên đất mà Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20,12)
Thảo kính cha mẹ khong chỉ phụng dưỡng chăm sóc cầu nguyện cho các ngài, quan trọng hơn là vâng phục các ngài , thực hiện những hoài bario các ngài mobng ước nơi con cháu.
Chúa Giêsu đã nêu gương: “Người hằng vâng phục Dưỡng phụ Giuse và Thân Mẫu Maria” (Lc 2,51).
Thánh Phaolô dạy:”Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Eph 6,1-3)
Danh ngôn về cha:
- Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình. (CICERO )
- Đối với mọi người, từ "cha" chỉ là một tên gọi khác của lòng yêu thương.
(FANNY FERN)
- Đối với mọi người, từ "cha" chỉ là một tên gọi khác của lòng yêu thương.
(FANNY FERN)
- Những điều bạn học được từ cha mình, nhiều hơn rất nhiều so với những gì mà bạn đã học ở trường. (NGẠN NGỮ ANH)
Danh ngôn về mẹ:
- Tương lai của con là công trình của Mẹ ( Napoleon I )
- Ôi ! tình Mẹ , mối tình không ai quên được ( V. Hugo )
- Bàn tay đong đưa vành nôi là bàn tay thống trị toàn cầu ( W.R.Wllce )
- Nơi ẩn náu yên ổn nhất là lòng Mẹ ( Florian )
- Trên môi và trong trái tim của em bé , Mẹ chính là Thượng đế ( Thackeray )
- Trái tim của Mẹ là trường học của đứa con ( W. Bacher )
- Lòng Mẹ là vực sâu mà dưới đáy luôn có sự khoan dung ( Balze)
- Ôi ! tình Mẹ , mối tình không ai quên được ( V. Hugo )
- Bàn tay đong đưa vành nôi là bàn tay thống trị toàn cầu ( W.R.Wllce )
- Nơi ẩn náu yên ổn nhất là lòng Mẹ ( Florian )
- Trên môi và trong trái tim của em bé , Mẹ chính là Thượng đế ( Thackeray )
- Trái tim của Mẹ là trường học của đứa con ( W. Bacher )
- Lòng Mẹ là vực sâu mà dưới đáy luôn có sự khoan dung ( Balze)
- Không có Mẹ thì tổ ấm là cái gì ? ( A. Howthorne )
- Vũ trụ không có nhiều kỳ quan , nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất đó là trái tim người Mẹ ( Benard Show )
- Hạnh phúc cho người nào được Thượng đế ban tặng cho một người Mẹ hiền ( Lamartime )
- Vũ trụ không có nhiều kỳ quan , nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất đó là trái tim người Mẹ ( Benard Show )
- Hạnh phúc cho người nào được Thượng đế ban tặng cho một người Mẹ hiền ( Lamartime )
Cầu nguyện: Lạy Chúa Tạo Hóa, nhân dịp đầu năm, chúng con dâng lên Chúa lời tạ ơn và phó dâng tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng con, xin Chúa ban phúc lành và trả công bội hậu cho các ngài vì lòng tin và tình thương các Ngài đã nêu gương và chăm sóc chúng con.
MÙNG 3 TẾT
Mùng 3 Tết Tân niên
Cầu Mùa: Tiếng La-tinh rogatio có nghĩa là cầu xin, khẩn cầu, cầu nguyện. Các lễ cầu mùa xuất hiện từ thế kỷ thứ V. Trong những thời kỳ đói kém, thánh Mamert, giám mục Vienne, đã ấn định một hình thức chay tịnh và những buổi rước kiệu có hát thánh ca suốt ba ngày trước lễ Thăng thiên. Khi qua cơn nguy biến, tục lệ đó vẫn tồn tại và được phổ biến sang các giáo phận khác. Những lời khẩn cầu long trọng này đặc biệt xin Chúa chúc lành cho công việc đồng áng để mùa thu hoạch sắp tới được tốt đẹp. Thánh lễ và cuộc rước cầu mùa không nhất thiết phải cử hành vào ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư trước lễ Thăng thiên. Các hội đồng giám mục có quyền xác định một hoặc nhiều ngày cầu mùa và cho phép các cộng đoàn giáo xứ được tự do chọn lựa những ngày thuận tiện. Hát Kinh Cầu là phần chính yếu của các lời kinh được hát trong buổi rước cầu mùa.
“Lạy Cha, Cha đã dựng nên con người giống hình ảnh Cha, và trao cho việc trông coi vũ trụ, để khi phụng sự một mình Cha là Đấng Tạo Hóa, con người cai quản mọi loài thụ tạo (Kinh nguyên Thánh Thể IV)
Thiên Chúa trao ban cho con người trách nhiệm trông coi trái đất và cộng tác vào chương trình sáng tạo của Người bằng sức lao động, để qua sự lao tâm lao lực, con người khám phá ra quyền năng của Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu, khi nhập thế làm người, cũng đã chia sẻ thân phận lao động của một người thợ mộc nghèo hèn, và trong suốt cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, Ngài cũng đã làm việc không ngừng. Đó là bản chất của tình yêu, vì tình yêu luôn sáng tạo và đổi mới. Con người chuyển động theo quỹ đạo không gian của trái đất để làm chủ nó, nhưng đồng thời, con người cũng đưa trái đất vào quỹ đạo tri thức của mình, trong sự cần cù nhẫn nại làm việc biến đổi bộ mặt trái đất.
Hôm nay, trong tinh thần và ý nghĩa phụng vụ ngày Mùng Ba Tết,
Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay đã làm gương cho chúng ta: Ngài luôn bắt chước Thiên Chúa Cha làm việc không ngừng. chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa trái đất nầy cùng với mọi công sức trí lực và bàn tay lao động của gia đình nhân loại chúng ta đang nổ lực xây dựng một thế giới mới.
Thánh Phaolô nêu gương cho chúng ta về sự chịu khó làm việc để nuôi sống chính mình và giúp đỡ kẻ khác. Sống ỷ lại và lười biếng là một hình thức bất công không hợp với tinh thần Tin Mừng.
Xin Chúa thánh hoá mọi công lao khó nhọc mồ hôi nước mắt, trong công việc làm ăn và cho chúng ta thu lượm được nhiều thành quả dồi dào trong năm mới, để mọi người được sống khang an hạnh phúc
.
Sách Sáng Thế kể lại việc Chúa tạo dựng nên con người và đặt làm quản lý trái đất. Mỗi người chúng ta trong hoàn cảnh và vị trí của mình, hãy làm người quản lý tốt tài sản của Chúa giao. Xin Chúa cũng ban mầu mỡ trên mảnh đất quê hương cằn cỗi, để người dân Việt được cơm no áo ấm mà phụng sự Chúa.
- Thánh Augustinô dạy: Bàn thờ của nông dân là cánh đồng, bàn thờ của thợ may là chiếc bàn may,
- Thánh Gioan Maria Vianney đã làm phép các thánh giá gỗ để giáo dân đem về căm ở ruộng đồng để nhắc nhở họ cầu nguyện khi lao động.
Nguyện xin Chúa ban cho chúng con mùa màng tươi tôt trong năm mới, thánh hóa sức lao công để qua đó, chúng con khám phá ra quyền năng Cháu mà được sống khang an hạnh phúc, phụng sự Chúa hầu xây dựng Nước Chúa A men
Lm Châu Hoàng Ngọc