TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

TIN CÔNG GIÁO THẾ GIỚI



NIỀM VUI KHÁM PHÁ

SUY NIỆM CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG B

Đón chờ Chúa đến

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Khi màn đêm buông xuống, có những người vẫn thức. Thức vì không ngủ được. Thức để xem nốt một cuốn truyện hay một bộ phim vidéo nhiều tập… Nhưng cũng có người thức để làm việc. Họ trực ở phòng cấp cứu, ở trạm cứu hoả, ở cơ quan an ninh, ở bưu điện. Họ là những công nhân làm ca ba, những tài xế tàu hoả chạy suốt đêm đến sáng, những chuyến bay ban đêm.

Và còn có những người khác cũng thức. Thức không phải vì mất ngủ, không phải để đọc truyện hay xem phim, mà thức để cầu nguyện. Trong các đan viện, các đan sĩ nam nữ là những người không ngủ, với cái nghĩa là họ ca tụng Chúa 24 giờ một ngày luân phiên nhau. Nhiều cộng đoàn tu sĩ nam nữ chầu Mình Thánh Chúa ngày đêm, từ năm này qua năm khác. Họ tỉnh thức và cầu nguyện thay cho chúng ta, trong khi chúng ta ngủ.

Trên trái đất này, không lúc nào mà không có người thức: Đang khi chúng ta lên giường ngủ thì ở bán cầu bên kia, một nửa nhân loại đang vươn vai thức dậy, ăn uống, làm việc, vui chơi, để rồi lại ngủ khi chúng ta ở đây thức dậy.

LỜI CHÚA - CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG

Phúc Âm
Máccô 13:33-37
33 "Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến.
34 Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức.
35 Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng.
36 Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ.
37 Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức!"

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

SUY NIỆM - Lễ Chúa Kitô Vua.

Chúng ta hãy tưởng tượng giả sử ngày hôm nay có một người khách lạ nào đó chưa bao giờ nghe đến Kitô giáo là gì, và người đó đang ở giữa chúng ta, cùng tham dự Thánh lễ Chúa Nhật hôm nay với chúng ta, khi nghe chúng ta tung hô "Chúa Giêsu là Vua vũ trụ". Ngỡ ngàng, người đó hỏi chúng ta: "Quí vị có một vị Vua à? Ngài ở đâu? Làm sao có thể gặp Ngài được?". Lúc đó có lẽ đức tin sẽ soi sáng giúp chúng ta tìm ra những câu trả lời thật hay, thật ý nghĩa. Nào là Ngài đang ngự bên hữu Thiên Chúa Cha kể từ khi Ngài từ cõi chết sống lại. Nào là Ngài đang hiện diện với cộng đoàn các tín hữu. Nào là Ngài là Vua của vũ trụ, vì Ngài đã tạo dựng vũ trụ này cho con người.

Đó là những câu trả lời đúng nhưng chưa đủ, vì chưa trả lời câu hỏi: "Làm sao để gặp được Ngài?. Trong đời sống cụ thể của chúng ta, Chúa Giêsu đang ngự trị ở đâu? Lúc nào và thế nào? Ngài hiện diện ở bất cứ nơi nào của một con người, bất luận nam hay nữ, màu da hay sắc tộc hoặc ngôn ngữ nào. Bởi thật, tất cả những ai đang khao khát muốn tìm gặp được Ngài và muốn yêu mến Ngài, chúng ta phải cố gắng thực hành đức bác ái huynh đệ đối với những người anh chị em ấy.
Với niềm tin đích thực của người Kitô hữu, chúng ta tin rằng Chúa Kitô Vua vũ trụ đang hiện diện và đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường của cuộc sống, nhưng Ngài đang bị xã hội ruồng bỏ và quên lãng. Sự hiện diện của Chúa Kitô luôn ở bên những người nghèo khổ, rách rưới bị mọi người bỏ rơi. Ngài hiện diện nơi những ngươi bệnh hoạn tật nguyền đang mất hết ý vị của đời sống mà hằng ngày phải chết dần, chết mòn bởi sự cô đơn buồn tủi. Ngài hiện diện nơi những người bị bạc đãi và bị hiểu tầm, vì là nạn nhân của tranh giành ganh tị, chỉ vì khác ý thức hệ, đang lủi thủi chịu số phận hẩm hiu mà không biết than thở cùng ai. Ngài hiện diện nơi những trẻ em bạc phúc bị ruồng rẫy, lầm lạc, đang tìm kiếm một cách vô vọng một chút lương tâm, một chút yêu thương của người khác để lớn lên và phát triển.

Thật vậy, nước Ngài sẽ bao trùm cả nhân loại, vương quốc của Ngài sẽ rạng rỡ huy hoàng khi người khó nghèo được chia cơm sẻ áo, khi con tim người bệnh hoạn tật nguyền buồn đau khổ sầu được an ủi nâng đỡ, khi nhân loại mở rộng vòng tay đón nhận những đứa trẻ chưa bao giờ được yêu thương. Nước Ngài sẽ đến khi công bình và bác ái ngự trị, cho nên vương quốc của Ngài là vương quốc của "Tình Yêu". Tình yêu đó được thể hiện qua từng hành động, từng lời nói của Đức Giêsu Kitô, Vị Vua Chí Tôn Chí Thánh.

Khi đọc Tin Mừng của Ngài, chúng ta chỉ thấy sứ điệp của Ngài là sứ điệp "Yêu Thương", một vị Vua luôn chăm sóc và dạy dỗ thần dân con đường hạnh phúc thật, để cùng nhau sống yêu thương hạnh phúc ở đời này như là một tiền nghiệm của hạnh phúc trường sinh đời sau, nơi nước tình yêu không bao giờ tắt.

Là con dân của nước Thiên Chúa, nước của tình yêu, chúng ta hãy cùng nhau làm tròn bổn phận công dân của mình là góp phần xây dựng cho tình yêu được ngự trị lên mặt đất này. Nếu tôi yêu mến Chúa, tôi không thể nào ngồi yên để hưởng tiện nghi trong đời sống của tôi, trong lúc bao nhiêu người lầm than cực khổ xung quanh tôi đang cần đến tình yêu thương chia sẻ. Tôi biết rằng, tôi không thể làm được gì thêm cho Chúa cả, vì Người là Đấng trọn tốt trọn lành. Nhưng tôi là thần dân trong nước của Chúa, tôi không mang lại cho anh chị em của tôi một cái gì và đó chính là điều tôi bị xét đoán. Sự xét đoán ấy là xét đoán về tình yêu đối với đồng loại.

Vì thế, nếu tôi chỉ biết thu mình trong cái vỏ ốc ích kỷ, tôi cũng sẽ nghe Chúa tuyên phán với tôi rằng: "Ta đói các ngươi không cho ăn, Ta khát các ngươi không cho uống. Ta rách rưới các người không cho áo mặc. Ta không có nơi cư ngụ, các ngươi không cho nơi nương tựa. Ta là người nghèo khó vô sản, ngươi đã không thiết tập lại công bình". Rồi còn bao nhiêu án nữa sẽ tuôn xuống trên con người không biết thương xót.

Yêu ai thì giống người ấy. Tôi không thể yêu Thiên Chúa là Vua Tình Yêu, khi tôi không giống Người là Đấng hay thương xót. Tình yêu của con người đối với Thiên Chúa là chiêm niệm và cầu nguyện, nhưng đối với tha nhân là linh hoạt và hay phân phát. Cho nên khi đã nhận Đức Giêsu Kitô là Vua chúng ta phải cố gắng sống xứng đáng là công dân của nước Người, nước của tình yêu.


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

VRNs (17.11.2011) – Roma – “Chúng tôi rất khâm phục sự dấn thân của Tỉnh Dòng Việt Nam, cách riêng sự dấn thân của chính Cha Giám tỉnh, để cổ vũ cho những nỗ lực kiến tạo công lý và hòa bình cho những anh chị em tại Việt Nam, là những người đang chịu đau khổ vì bạo lực, vì bất công, và vì những nỗ lực của chế độ cộng sản, một thể chế luôn vi phạm hay xem thường các quyền con người” là tâm tình của Toàn DCCT trên thế giới hướng về Việt Nam trong lúc này, đặc biệt là chính cha Bề trên Tổng quyền (BTTQ) Michael Brehl, C.Ss.R, cùng các Bề trên Giám tỉnh thuộc các quốc gia nói tiếng Anh đang quy tụ tại Đền thánh Giêrađô ở Materdomini, từ ngày 11 đến 19.11.2011 này.
Trong thư, cha BTTQ lấy làm tiếc vì sự vắng mặt bất khả kháng của cha Giám tỉnh DCCT  tại VN, do nhà cầm quyền Hà Nội áp đặt một cách bất công. Tuy nhiên, theo cha BTTQ, “Tôi đoan kết với cha rằng sự vắng mặt của cha thực sự càng làm những mối dây huynh đệ của chúng ta thêm sâu sắc, đặc biệt trong lời cầu nguyện”.
VRNs xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả điện thư này.
Ngày 16/11/2011
Kính gửi: Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, C.Ss.R.
Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam
Cha Vinh Sơn thân mến,
Xin chào thăm cha nhân danh Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta! Như cha đã biết, tất cả các Bề trên Giám Tỉnh nói tiếng Anh đang họp nhau tại Rôma, Italia từ ngày 11 đến 19/11/2011. Hôm nay, chúng tôi có mặt ở Đền Thánh Giêrađô tại Materdomini. Tất cả chúng tôi sẽ nhớ đến cha và Tỉnh Dòng Việt Nam trong lời cầu nguyện.
Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi cha không thể có mặt với chúng tôi dịp này, do bởi nhà cầm quyền sở tại đã ngăn cản cha rời khỏi Việt Nam. Thật là đáng tiếc. Rất nhiều Bề trên Giám tỉnh muốn nói chuyện trực tiếp với cha.
Tôi muốn đoan chắc với cha rằng chúng tôi sẽ luôn cầu nguyện cho cha, và hy vọng nhà cầm quyền sớm trả quyền tự do đi lại để cha có thể tham gia các cuộc hội họp bên ngoài Việt Nam. Đây là điều quan trọng đối với tất cả các tu sĩ DCCT, vì chúng ta là một Dòng Quốc tế. Những cuộc hội họp ấy sẽ thắt chặt mối dây huynh đệ giữa chúng ta với nhau, và mang lại một phương thế quan trọng để trao đổi ý kiến với nhau. Tuy nhiên, tôi đoan kết với cha rằng sự vắng mặt của cha thực sự càng làm những mối dây huynh đệ của chúng ta thêm sâu sắc, đặc biệt trong lời cầu nguyện.
Chúng tôi rất khâm phục sự dấn thân của Tỉnh Dòng Việt Nam, cách riêng sự dấn thân của chính Cha Giám tỉnh, để cổ vũ cho những nỗ lực kiến tạo công lý và hòa bình cho những anh chị em tại Việt Nam, là những người đang chịu đau khổ vì bạo lực, vì bất công, và vì những nỗ lực của chế độ cộng sản, một thể chế luôn vi phạm hay xem thường các quyền con người. Chúng tôi đã theo dõi những thông tin về những tấn công mới đây của nhà cầm quyền đối với Tu viện DCCT Hà Nội. Chúng tôi cầu nguyện để công lý đích thực sẽ thắng thế và các quyền của tất cả anh em chúng ta cũng như của anh chị em giáo dân được hoàn toàn tôn trọng.
Nguyện xin Đức Giêsu Cứu Thế, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và gương sáng Thánh An Phong mang lại cho anh em sức mạnh và niềm hy vọng, hôm nay và mãi mãi.
Trong Chúa Cứu Thế,
V. Rev. Michael Brehl, C.Ss.R.
Bề trên Tổng Quyền

TIN TỨC VÀ PHÓNG SỰ CÔNG GIÁO







Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

"Đây Bài Ca Ngàn Trùng" – Tạ Duy Tuyền

Hôm nay lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam. Một bầu khí đại lễ thật hào hùng. Phụng vụ trổi lên lời hoan ca chúc tụng: "Đây bài ca ngàn trùng. Dâng về Thiên Chúa. Bài ca thắm đượm máu hồng. Từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu".

Vâng, cuộc đời các thánh tử đạo là một bài ca dâng về Thiên Chúa. Các ngài ca ngợi Thiên Chúa khi bình an, khi gian nan, khi dòng đời êm trôi và cả khi sóng gió ba đào. Các ngài ca ngợi Chúa trong bổn phận thường ngày, khi đầu hôm sớm mai nơi ruộng vườn, nơi phố xá chợ thị. Các ngài còn ca ngợi Chúa khi đối đầu với sự bách hại vì tin mừng. Các ngài ca ngợi Chúa trong mọi nơi, trong mọi lúc. Đỉnh cao của lời ca ngợi là bài ca vinh thắng thắm đượm máu đào. Các ngài đã chiến thắng gian nan, cùm gông, tù đầy. Các ngài đã vượt lên trên sự sợ hãi của đe doạ đến cả tính mạng để tôn vinh Thiên Chúa mà các ngài tôn thờ. Các ngài đã dùng cả cuộc đời để ca ngợi Chúa. Cho dù cuộc sống có nổi trôi, bất định, các ngài vẫn trung kiên tin thờ Thiên Chúa.

Cuộc đời các ngài là một bài ca, thế nên các ngài cũng đáng được ca ngợi. Ca ngợi hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Vì chưng các ngài là những người có phúc vì dám sống triệt để trang tin mừng yêu thương của Chúa trong cuộc sống của mình.

Yêu mến lề luật Thiên Chúa

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

SUY NIỆM CHÚA NHẬT 32 A

Chúng ta đang sống trong tháng cầu nguyện cho các linh hồn và đồng thời chuẩn bị kết thúc năm phụng vụ. Những bài Tin Mừng trong các tuần cuối cùng nhắc chúng ta về thời khắc cánh chung - lúc Chúa Giêsu quang lâm – và chắc chắn, đó là thời điểm mà “anh em không biết ngày nào, giờ nào”. Và trước thời điểm đó thì tất cả chúng ta đều là “mười trinh nữ” kia. Tất cả đều mang đèn theo, hay có thể nói là chúng ta đã được trang bị đèn sẵn cho rồi. Đèn ấy là:
-         Lương tâm hướng thiện đã được Chúa đặt để trong mỗi tâm hồn.
-         Các chuẩn mực đạo đức đã được thiết lập trong xã hội.
-         Các giới răn nhằm cụ thể hóa đời sống mến Chúa, yêu người.
-         Các bí tích, kinh nguyện và nghi lễ phụng vụ…
Thật buồn cười là việc mang đèn mà không có dầu! Chỉ tổ nặng tay chứ làm sao thắp sáng? Những chiếc đèn kia giờ trở thành vô dụng! Chả trách Chúa đã phân loại một cách rạch ròi: 5 cô KHÔN và 5 cô DẠI. Không phải là 5 cô chu đáo, căn cơ và 5 cô vụng về, đuểnh đoảng… KHÔN – DẠI chính là thái độ sống, chu đáo hay đuểnh đoảng chỉ là bản tính. Trước tòa phán xét, Chúa không phân biệt bản tính. Có những người đuểnh đoảng lại có thái độ sống rất… KHÔN trong khi nhiều kẻ căn cơ lại hóa ra… DẠI!

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

SUY NIỆM CHÚA NHẬT - Mười người trinh nữ

(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’ – Radio Veritas Asia)
Tháng mười một là tháng dành riêng cho các linh hồn, nên chúng ta dừng lại để suy nghĩ một vài tư tưởng về cái chết. Chắc hẳn Chúa không muốn cho cuộc đời chúng ta chìm đắm trong một màu tang tóc và từng giây từng phút luôn nơm nớp lo sợ, nhưng Chúa muốn chúng ta sẵn sàng và nhìn vào cái chết với đôi mắt lạc quan tin tưởng và hy vọng.

Cái chết sẽ dạy cho chúng ta biết cuộc đời này tuy ngắn ngủi và chóng qua nhưng lại là một kho tàng quí giá, bởi vì nhờ nó chúng ta có thể chiếm được Nước Trời, và một khi nó đã qua đi thì không bao giờ trở lại. Bởi đó chúng ta hãy biết lợi dụng những năm tháng hiện tại để chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết, hầu sẵn sàng lên đường dấn thân vào một cuộc hành trình cô đơn và bi thảm nhất, đó là cái chết.

Thật là hạnh phúc và tốt đẹp nếu ta có được một linh hồn luôn chuẩn bị và sẵn sàng, nhưng cũng thật bẽ bàng và cay đắng nếu ta chết đi trong tình trạng tội lỗi và thù nghịch cùng Chúa. Lúc đó ta sẽ mất cả chì lẫn chài, cả vốn lẫn lời, cả đời này lẫn đời sau, cả thân xác lẫn linh hồn.

LỜI CHÚA - CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN

Chúa Nhật 32 Thường Niên
Phúc Âm
Matthêu 25:1-13
1 Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn của mình ra đón chú rể.
2 Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn.
3 Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo.
4 Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo.
5 Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.
6 Nửa đêm, có tiếng la lên: "Kìa chú rể, ra đón đi!"
7 Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn.
8 Các cô dại nói với các cô khôn rằng: "Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!"

9 Các cô khôn đáp: "Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn".
10 Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại.

11 Sau cùng mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: "Thưa Ngài, thưa Ngài! Mở cửa cho chúng tôi với!"
12 Nhưng Người đáp: "Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô!"
13 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào giờ nào.
Chi Tiết Hay
·        Theo tục lệ của người Do Thái thì đám cưới là một cơ hội đặ biệt. Toàn thể dân cư trong làng sẽ cùng đi bộ với cô dâu chú rể đến nơi cư ngụ mới của họ. Ngay cả những thầy Do Thái vào thời đó cũng đồng ý bỏ qua những giờ học luật để tham gia ngày hội.
·        Không giống như văn hóa tây phương, đi hưởng tuần trăng mật là chuyện không bao giờ nghe nói tới. Thay vào đó thì đôi vợ chồng mới sẽ ở nhà trong vòng một tuần để chung vui với khách mời và chỉ có những người bạn tuyển chọn mới được phép tham gia.
·        Trước khi nghi lễ bắt đầu, chú rể phải thương lượng với gia đình cô dâu; không có lời tuyên bố nào cho biết là bao giờ cuộc thương lượng mới chấm dứt.
·        Cuối cùng khi chú rể tới, thông thường thì sẽ có một người đến và nói "Hãy sẵn sàng, chú rể đang tới!" Việc đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có khi xảy ra ngay vào lúc nửa đêm. Vì thế, phía nhà gái phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng ra nghênh đón chú rể.
·        Khi trời tối, không ai được phép đi ra ngoài mà không cầm theo đèn. Sau khi chú rể tới, các cửa sẽ được đóng lại ngay lập tức. Những khách đến trễ sẽ không được vào. Người Do Thái cho rằng làm khách mà đến trễ thì đó là một sự sỉ nhục.
Một Điểm Chính
Giờ Chúa đến thì không thể đoán trước được. Không có một trường hợp ngoại lệ nào cho những ai không chuẩn bị cho ngày Nước Trời đến.
Suy Niệm
1.      Tại sao có năm cô trinh nữ khờ dại và năm cô trinh nữ khôn ngoan? Phải chăng điều đó ám chỉ rằng chỉ có một nửa thế giới của chúng ta sẽ được lên Thiên Đàng? Như vậy phải chăng sẽ không có bao nhiêu người trong chúng ta sẽ được lên Thiên Đàng? Hay là có thể năm cô trinh nữ khôn ngoan kia có khả năng chia sẻ dầu thắp đèn cho năm cô trinh nữ khờ khạo nhưng lại không chịu làm như vậy vì nước Trời thì quá xa để mà làm bất sự mạo hiểm nào khác.
2.      Có khi nào chúng ta không chịu chuẩn bị cho điều gì mà chúng ta biết trước là chúng ta nên chuẩn bị, thí dụ như chuẩn bị chu đáo cho một kỳ thi kiểm tra trong lớp? Giả dụ kỳ thi được chấm điểm một cách nghiêm minh và chúng ta bị điểm thấp. Chúng ta sẽ tự trách mình hay đi trách thầy giáo?
3.      Hãy lắng đọng và suy nghĩ xem chúng ta đã và đang chuẩn bị cho ngày tái lâm của Chúa Giêsu ra sao? Hay có khi nào chúng ta suy nghĩ đến chuyện đó hay không? Những gì chúng ta đang làm liệu có đủ chưa? Những gì chúng sẽ phải chuẩn bị cho nước Trời như là một cá nhân, như là một cộng đoàn, và như là một thế giới.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Lễ Các Thánh đòi hỏi phải chú tâm đến ơn gọi nên thánh của Giáo Hội

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Ngày Lễ Các Thánh mời gọi các người Công Giáo phải nhìn nhận giáo hội như một sự thông công các thánh -- như Chúa Kitô đã muốn như vậy -- và không nên chú tâm về sự kiện giáo hội là một cơ cấu trần thế với các thành viên đôi khi phạm tội.

Đức Thánh Cha nói ngày 1 tháng 11 trước khi đọc kinh Truyền Tin cho ngày Lễ Các Thánh: "Chúng ta được mời gọi để nhìn nhận giáo hội không theo khía cạnh trần thế và nhân bản mỏng dòn, nhưng như Chúa Kitô đã mong muốn, nghĩa là như là một sự thông công các thánh."

Ngài nói: Những người nam và nữ thánh thiện đã sống trong suốt lịch sử -- dù có được phong thánh hay không -- đã chứng tỏ là có nhiều con đường để nên thánh khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một điều: "Đi theo Chúa Kitô và sống theo như Người."

Ngài nói: Ngày Lễ Các Thánh và Các Đẳng Linh Hồn, 1 tháng 11 và 2 tháng 11 là những nhắc nhớ hàng năm cho các Kitô hữu là Thiên Chúa mời gọi họ phải nên thánh để được sống với Người trên thiên đàng cùng với những người thân yêu đã qua đời.

THƯ MỤC VỤ THÁNG 11 NĂM 2011

TOÀ GIÁM MỤC VĨNH LONG
103 đường 3/2,  Vĩnh Long
27.10.2011

V/v Sứ mạng Yêu Thương và Phục Vụ

Kính gởi:  Các Linh Mục,
                  Các Tu Sĩ Nam Nữ
                 Và Anh Chị Em Giáo Dân  Địa Phận Vĩnh Long

"Anh em hãy sống trong tình bác ái, như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta và đã phó nộp mình vì chúng ta làm hiến lễ dâng lên Thiên Chúa" (Êph 5,2)
1.   Sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa kết thúc với lời cầu hướng về Chúa Kitô đang đến :
Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến (Kh 22,20)
 Xin Chúa ngự đến trong tâm hồn mỗi người chúng con và  biến đổi chúng con thành môn đệ đích thực của Chúa. Xin Chúa ngự đến trong mỗi gia đình Công Giáo, để gia đình trở thành cộng đoàn thờ phượng Chúa, hợp nhất yêu thương nhau và cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời. Xin Chúa ngự đến và hợp nhất tất cả chúng con trong cùng một sứ mạng yêu thương và phục vụ (số 8).
2. Sứ mạng  yêu thương và phục vụ phải bắt đầu nơi mỗi tín hữu, rồi đến gia đình như một Hội Thánh thu hẹp, tại gia, sau cùng là toàn thể các tín hữu trong tư cách là thành phần của một Đoàn Dân mới của Thiên Chúa.
Điều đó không phải là chuyện dễ .
 Nơi bản thân của mỗi người còn có mâu thuẫn: Sự lành tôi muốn, thì tôi không làm; còn sự dữ không muốn, thì tôi lại làm (Rom 7,19). Đó là tình cảnh của con người mang xác thịt, như bị bán làm tôi sự dữ (Rom 7,14), Tôi biết rằng trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi, chẳng có gì lành cư ngụ: muốn thì vừa tầm cho tôi, mà làm ra sự thiện thì không (Rom 7,18).  Và thật đáng buồn là chỉ có sự dữ vừa tầm với tôi (Rom 7,21).
Trong những tương quan với tha nhân, dầu là với những người rất thân thiện gần gũi, vẫn không thể tránh được những trục trặc, vì những cám dỗ sống theo xác thịt, thi hành những việc do tính xác thịt: dâm bôn, thù hận, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ (x. Gal 5,19-21).

Tham Lam

Lm Sơn Đoài
Đời học sinh thường hay ghi chép những lời hay ý đẹp của các danh nhân, thánh hiền. Xưa nay chưa từng nghe nói lời khôn ngaon nào hơn lời vua Sa-lô-môn. Bởi vì  vua không xin gì khác, không xin giàu có mà xin khôn ngoan, đến độ: "...Vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn". Tuy nhiên Chúa lại bảo: "mà đây thì còn hơn vua Sa-lô- môn nữa".(Lc 11, 31)
Ở đây, chủ điểm lạm bàn hôm nay, một vấn đề nhạy cảm, có thể  nhiều ý kiến khác nhau. Thực vậy, thông thường tham lam là ích kỷ, chiếm đoạt bất công,nhưng ý kiến khác cho rằng tôi lấy của nhà giàu cho những người nghèo khổ, bất hạnh...Chúng ta không bàn theo luận lý triết học ngụy biện, chỉ giới hạn ngôn từ và hành động thực tế trong cuộc sống  xã hội đời thường.
Đức Giêsu lên án tham lam: "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu " (Lc 12, 16).