TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Sống Yêu Thương

Vào những giây phút cuối đời biết nhìn lại cuộc sống và cám ơn mọi người quả là một cử chỉ đáng ca ngợi. Nhưng có cần phải đợi đến giờ phút cuối đời mới nói lên lời cám ơn với mọi người không? Có cần phải đợi đến lúc nhắm mắt lìa đời mới thốt lên một lời cám ơn không?
Mỗi một giây phút qua đi trong cuộc sống của chúng ta phải chăng không là một món nợ với mọi người? Có giây phút hiện hữu nào không nằm trong dây chuyền của tình liên đới?
Tất cả mọi người trên thế giới này ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều tham dự vào cuộc sống của tôi, sự sống còn của tôi, định mệnh của tôi, tất cả những gì tôi có, tất cả những gì tôi đắc thủ được và ngay tất cả những gì tôi có thể trao ban cũng đều có liên hệ đến người khác.

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần



“Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần - Amen” là nội dung lời kinh có tên là “Dấu Thánh giá”. Đây là bài học đầu tiên mà mỗi người trưởng thành phải học khi muốn gia nhập Giáo Hội. Đó là lời kinh đơn sơ mà những em bé trong gia đình công giáo bập bẹ đọc lên khi vừa biết nói. Lời kinh ngắn gọn mà sâu sắc, hàm chứa chân lý cao siêu của Đạo Kitô, là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. “Dấu Thánh giá” đưa ta vào một thế giới huyền nhiệm là cung lòng Thiên Chúa. Nơi thế giới ấy, ý nghĩa và giá trị chữ số không giống như chúng ta: ba lại là một và một lại là ba. Chỉ có một Chúa, nhưng ba ngôi riêng biệt. Ba ngôi ấy khác biệt mà không bị phân chia, duy nhất mà lại không hoàn toàn hòa nhập. Lời kinh huyền nhiệm này cho ta được hòa mình trong tình yêu vĩnh cửu, hạnh phúc tuôn tràn.

Đại dương cuộc đời

Có người sánh ví cuộc đời này một như đại dương bao la, có những lúc biển gầm sóng vỗ, có những khi êm ái hiền hòa. Mỗi người chúng ta đều đang bươn chải chèo chống trên mặt đại dương bao la ấy. Bằng nhiều phương tiện và nhiều phương pháp khác nhau, chúng ta cùng đang vượt đại dương cuộc đời. Không ít người đã bị nhấn chìm dưới đáy đại dương, nhưng cũng có rất nhiều người đã vượt lên sóng cả ba đào mà đến bến bờ bình an. Mặc dù thường xuyên phải trải qua nhiều giông tố, biển lại rất dễ quên những thương đau, nhanh chóng trở lại sự hiền hoà thanh thản. Dẫu luôn luôn phải gánh chịu những đau đớn khôn cùng, con người luôn sẵn sàng bỏ lại quá khứ, hướng về phía trước tìm nghị lực vươn lên. Đại dương dù nổi sóng nhưng cũng có lúc phẳng lặng, đời người dù khổ đau, nhưng cũng có phút giây hạnh phúc. Trong hành trình vượt đại dương này, cần phải biết nhận ra điều may mắn tốt đẹp mình đang có. Bí quyết của hạnh phúc là yêu việc làm của mình và tìm thấy ở đó niềm vui.

Đức Giêsu Kitô là Bạn và là Chúa

Lời nguyện
cho Đại hội Giới trẻ Thế giới
Lạy Chúa Giêsu Kitô là Bạn và là Chúa chúng con, Chúa cao cả biết bao!
Chúa đã dùng Lời Chúa và những việc Chúa đã thực hiện để mặc khải cho chúng con biết Thiên Chúa là Cha của Chúa và là Cha của chúng con, và mặc khải cho chúng con biết Ngài là Đấng cứu độ chúng con.
Chúa gọi chúng con ở với Chúa.
Chúng con muốn theo Chúa đến bất cứ nơi nào Chúa đi.

Tổng quát về 117 Thánh Tử đạo Việt Nam - Vè


1. Tử đạo Việt Nam
Vô số vô ngần,
Suốt ba thế kỷ
Vì Chúa hiến thân.
Giáo sĩ giáo dân
Kể sao cho xiết,
Những người đã chết
Giữ vững Đức Tin.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Một giải thích ...

 
Có người giải thích rằng phép lạ này không nằm ở chỗ số lượng bánh rất nhiều, mà nằm ở chỗ Đức Giêsu đã làm được một việc lạ lùng hầu như không ai làm nổi: biến tính tự tư tự lợi của con người thành tính quảng đại chia xẻ.
Câu chuyện sau nay có thể minh họa cho ý nghĩa này: Một hôm, có một người đàn ông vào nhà một bà dân làng xin ăn. Bà này từ chối:

Vì cuộc đời hãy..

Trích những lời được viết trên tường các trại phong, trại điều dưỡng bệnh AIDS... của mẹ Teresa để trại viên đọc và suy ngẫm.

Cuộc đời là một cơ may, hãy chớp lấy
Cuộc đời là hương sắc, hãy ngắm nhìn
Cuộc đời là chân phước, hãy tận hưởng
Cuộc đời là một giấc mơ, hãy biến thành hiện thực
Cuộc đời là một thách thức, hãy biết đối đầu
Cuộc đời là một bổn phận, hãy hòan thành
Đời là một cuộc chơi, hãy vào cuộc
Cuộc đời là quí giá, hãy nâng niu
Cuộc đời vô vàn của báu, hãy giữ gìn
Cuộc đời là tình yêu, hãy vui hưởng
Cuộc đời là một bí ẩn, hãy khám phá
Cuộc đời là ước hẹn, hãy thực hịên lời hứa
Cuộc đời là u sầu, hãy vượt qua
Cuộc đời là một ca khúc, hãy hát lên...

Chuyện Cười Nhà Đạo

Việc Đền Tội

Một ngày kia ông chồng đi nhà thờ xong thì về nhà ngay. Về tới nhà, ông liền ôm hôn vợ tới ba lần. Bà vợ vô cùng ngạc nhiên, vì xưa nay ông chưa bao giờ hôn mình như thế. Bà hỏi:
- Tại sao bữa nay ông lại nổi hứng như vậy?
Ông chồng liền trả lời:
- Bữa nay tôi đi nhà thờ và đã xưng tội. Cha giải tội bảo tôi phải làm việc đền tội là: hãy về hôn Thánh giá 3 lần.
Bà vợ liền nói:
- Vậy thì ông hãy đi lấy Thánh giá mà hôn đi chứ?
Người chồng đáp lại:
- Bà ơi! Trên đường từ nhà về đây tôi đã suy nghĩ kỹ rồi. Tôi thấy thánh giá của tôi chính là bà đó!

Đây là bài học, là hành trang của cuộc đời

" Tình bạn vĩ đại và bất diệt. "

Nếu 1 nụ hôn là 1 giọt nước, tôi sẽ trao bạn biển cả.
Nếu 1 cái ôm là 1 chiếc lá, tôi sẽ trao bạn cả 1 rừng cây.
Nếu cuộc sống là 1 hành tinh, tôi sẽ trao bạn cả 1 thiên hà.

Nếu, tình bạn là cuộc sống, tôi sẽ trao bạn chính tôi.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Cái chết của một tiên tri

29/08 Thứ hai
Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết.
 
 Kính Nhớ Thánh Gioan Baotixita Bị Chém Ðầu

Sống cuộc đời nhiệm nhặt và can đảm, thánh Gioan Baotixita đã trở nên một tấm gương sáng cho những ai đang đổ máu chiến đấu vì danh Ðức Kitô, đồng thời ngài đã thực hiện được hai con đường thánh thiện mà người tín hữu phải noi theo.

Đối thoại với người vô thần

Stephen Hawking là nhà vật lý nổi tiếng nhất hiện nay trên thế giới. Lại càng nổi tiếng hơn nữa vì cả thế giới khâm phục khi nhìn thấy một con người bị giam mình trên chiếc xe lăn như thế, mà lại có thể thực hiện những công trình khoa học thật đáng kính nể. Thời gian vừa qua, ông có những tuyên bố gây xôn xao về niềm tin tôn giáo. Năm 2010, ông xuất bản cuốn The Grand Design, trong đó trình bày quan điểm cho rằng không cần phải có vị Thiên Chúa nào để tạo dựng vũ trụ này, và khoa học chứng minh rằng tạo dựng là một tiến trình thuần túy tự nhiên. Chưa hết, mới đây trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ UK Guardian, ông lại phi bác ý tưởng của người Kitô hữu về “Trời”, cho rằng đó chỉ là chuyện cổ tích và tưởng tượng dành cho những kẻ sợ chết! Báo Tuổi Trẻ cuối tuần 22-05-2011 trích lại “danh ngôn” này.
Là nhà vật lý nổi tiếng, chắc chắn những tuyên bố của ông gây tác động lớn trên nhiều người, nhất là giới trẻ, trong thời đại tôn sùng khoa học kỹ thuật này. Ngay lập tức, N.T. Wright, một giám mục Anh giáo, cũng là một chuyên viên Kinh Thánh, đã viết trên tờ Washington Post: “Thật đáng buồn khi thấy Stephen Hawking, một trong những trí tuệ sáng chói trong lãnh vực của ông, lại cố gắng phát biểu như một chuyên viên về những điều mà thực ra ông cũng chẳng biết hơn bao nhiêu những Kitô hữu có mức hiểu biết trung bình”. Rồi N.T. Wright giải thích: “Trong Thánh Kinh, trời không phải là nơi chốn để người ta đến sau khi chết. Trong Thánh Kinh, trời là “cõi” của Thiên Chúa, còn đất là “cõi” của con người. Và Thánh Kinh cho thấy rất rõ là hai “cõi” đó hòa vào nhau. Với người Do Thái ngày xưa, đền thờ là nơi mà hai cõi đó hòa nhập. Còn với các Kitô hữu, nơi mà hai cõi đó hòa nhập chính là Đức Giêsu, và điều rất lạ lùng là cả các Kitô hữu nữa, vì chính họ cũng là đền thờ của Thánh Thần Thiên Chúa”. N.T. Wright còn nói nhiều nữa nhưng chỉ bằng đó thôi cũng đủ thấy sự xa cách giữa quan niệm về trời trong Thánh Kinh và trong cách hiểu rất vật chất của Stephen Hawking cũng như của nhiều người. Đúng là Hawking đã tuyên bố trọng thể về Thiên Chúa và Trời mà chẳng hiểu gì cả! Giỏi lắm thì cũng lại chỉ là trở về với quan điểm của Epicure chứ có gì mới lạ đâu.

Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới

Bài Giảng của ĐTC



Và tin tức ... Click vào đọc thêm!

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Just For Laughts - Thư Giản chút ...


Ngày Giới Trẻ Thế Giới



Thánh Nữ Mônica

Ngày 27/8

Có những giọt nước mắt đem lại hạnh phúc cho người khác.Có những giọt lệ làm lay chuyển tâm hồn người khác. Giọt nước mắt của người mẹ luôn có tác dụng rất lớn đối với con cái. Giọt nước mắt của thánh nữ Monica đã biến đổi cả cuộc đời của Augustinô, người con trai, đầu lòng thông minh nhưng ngang tàng, trụy lạc. Thánh nữ Monica đã cầu nguyện, đã khóc lóc, Chúa đã nhậm lời và ban cho con của thánh nữ là Augustinô ơn cải hóa từ tâm, ơn đổi mới tâm hồn,ơn làm đẹp con tim :con tim mới,cái nhìn mới .

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Đố vui Kinh Thánh - CN 22 TN A

I. HÌNH TÔ MÀU CHÚA NHẬT XXII TN. A

*Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

*Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Mátthêu 16,24
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM

 
01. Đức Giêsu tỏ cho các môn đệ Người phải đi đâu, phải chịu nhiều đau khổ, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại? (Mt 16, 22)
a. Về làng Nadarét.
b. Giêrusalem.
c. Thành Caphácnaum.
d. Làng Cana.

02. “Xin Thiên Chúa thương Thầy, đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy”. Đây là lời của ai? (Mt 16, 22)
a. Ông Gioan.
b. Ông Tôma.
c. Ông Phêrô.
d. Ông Giuđa Ítcariốt.

“LẠY CHÚA, CON ĐƯỜNG NÀO CHÚA ĐÃ ĐI QUA ?”


“LẠY CHÚA, CON ĐƯỜNG NÀO CHÚA ĐÃ ĐI QUA ?”

Ngày 10 tháng 8, ngày lễ Thánh Lorenso Tử Đạo, tôi có dịp đến thành phố Quy Nhơn và được dẫn đến thăm di tích nơi các Thừa Sai đầu tiên đặt chân đến Việt Nam thuộc Đàng Trong. Đứng trước tấm bia tưởng niệm còn mới nguyên, do Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục Giáo Phận Quy Nhơn vừa làm phép để ghi nhớ, tôi bồi hồi tưởng nhớ về các dấu chân đầy gian khổ của các Thừa Sai.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Câu chuyện “Bầu Trời Và Thập Giá”

Văn sĩ Công giáo người Anh, tên là Gilbert Chesterten, trong cuốn tiểu thuyết mang tựa đề: “Bầu Trời Và Thập Giá”, đã kể câu chuyện sau đây:
“Tôi biết có một người thù ghét thập giá. Ông ta tìm mọi cách để triệt hạ cho bằng được. Bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật có hình thập giá ông đều xé nát. Ngay cả cây thập giá bằng vàng ở cổ vợ ông, ông cũng tìm cách để giựt đứt và liệng đi. Ông bảo rằng thập giá là biểu tượng của sự dã man, hoàn toàn đối nghịch với niềm vui, với cuộc sống.

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT

THEO THẦY, MẤT ĐI ĐƯỢC LẠI
Mt 16, 21-27
Theo Thầy! Ta được gì?
Chúa Giêsu ra điều kiện và đòi hỏi những ai muốn làm môn đệ của Người: " Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo " ( Mt 16, 24 ) hay " Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy " ( Mt 16, 25 ). Theo Thầy là phải từ bỏ chính mình. Theo Thầy là vác thập giá mình mà theo. Người môn đệ Chúa chỉ hạnh phúc thực sự khi đành bỏ mất cuộc đời tạm bợ mau qua để được sự sống vĩnh cửu mai sau...

Chúa Giêsu loan báo cuộc thống khổ của Ngài. Và Ngài cho biết phần của Ngài trong Giao ước. Ngài quyết định lên đường lên Giêrusalem. Thánh Phêrô quả chưa hiểu gì về ý định cứu thế của Thầy, nên Phêrô tìm cách cản ngăn Chúa Giêsu. Tôma cũng vậy, Ông không hiểu chút nào về con đường cứu độ của Chúa, do đó, Tôma đã rất thành thực thưa với Thầy: " Đường của Thầy làm sao chúng con biết mà đi ". Chúa Giêsu đã trả lời cho Tôma: " Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống ". Ý định cứu rỗi của Chúa, con đường cứu thế của Chúa ngay các môn đệ cũng chẳng một sớm một chiều mà hiểu được. Chúa lên Giêrusalem là để thi hành thánh ý Chúa Cha, cứu rỗi nhân loại, cứu độ con người.

Chúa Nhật 22 Thường Niên

Panô, Dẫn lễ và Lời nguyện giáo dân

Theo Chúa Là Bỏ Mình, Vác Thập Giá
(Gr 20,7-9; Rm 12,1-2; Mt 16,21-27)

- Dẫn vào Thánh Lễ:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là Chúa nhật 22 thường niên...
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta là những người theo Chúa, phải hy sinh bỏ mình, vác thánh giá hằng ngày mà theo Chúa.
Ðây là cuộc dấn thân không dễ dàng chút nào, nhưng đó là nguồn hạnh phúc, nguồn sống đích thực của con người, vì Chúa Giêsu có chết đau khổ mới sống lại vinh quang.
Chúng ta sốt sắng dâng Thánh lễ. Xin cho chúng ta chịu khó vâng theo ý Chúa, hy sinh chịu cực hằng ngày theo Chúa.
- Dẫn vào bài đọc 1: Gr 20,7-9
Vâng lệnh Chúa, ngôn sứ Giêrêmia đã khiển trách dân Chúa, nên bị họ thù ghét bắt bớ, nhưng ông vẫn cam lòng chịu khổ vì Chúa. Ðó là nội dung bài đọc sau đây.
- Dẫn vào bài đọc 2: Rm 12,1-2
Thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu sống đẹp lòng Chúa, luôn làm việc tốt lành theo ý Chúa chớ không theo thói thế gian. Ðó là ý nghĩa đoạn thư hôm nay.

Suy niệm Chúa Nhật

CHÚA NHẬT 22 TN AMt 16, 21 - 27
Đọc đoạn Phúc âm hôm nay, chúng ta thấy tư tưởng chính yếu được đúc kết thành những chữ: từ bỏ mình, vác thập giá mình và bước theo Chúa Giêsu.
Theo Chúa ... ta đi đường nào???
Thật vậy, cuộc sống hằng ngày cho chúng ta một kinh nghiệm quá quý giá. Đón là chọn lựa. Cuộc sống là một chuỗi những sự chọn lựa. Chọn lựa đi đôi với từ bỏ. Chọn lấy cái này thì đương nhiên chấp nhận từ bỏ cái kia. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Vì thế, chúng ta không cảm thấy ngạc nhiên khi nghe Chúa Giêsu bảo chúng ta: chọn lựa theo Chúa thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình và đi theo Chúa. Xem ra ba điều kiện này hoàn toàn đi đôi với nhau. Cái này không thể thiếu cái kia và ngược lại. Chúng ta thử nghĩ xem: từ bỏ mình, vác thập giá mà không theo Chúa Giêsu cũng không được. Hay theo Chúa Giêsu mà không tử bỏ mình thì càng không được hơn nữa. Do đó cách tốt nhất cho người môn đệ là từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày và đi theo Chúa Giêsu. Chúng ta xem xét những cụm từ này.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Violin - Venessa Mae

Tìm hiểu về tội và xưng tội

Sợ tội.
Hiện nay ở Việt Nam chính quyền đang tập trung lập lại trật tự giao thông trên đường. Khác với những chiến dịch lửa rơm quen thuộc, lần này xem ra cảnh sát giao thông rất quyết tâm làm đến nơi đến chốn với những biện pháp xử phạt thật gắt gao. Giáo dục ý thức tôn trọng luật pháp với những chiến dịch ra quân rầm rộ hay với những chương trình về an toàn giao thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và ở nhà trường xem ra ít có hiệu quả, nhưng kể từ khi người lái xe vi phạm luật, dù nặng dù nhẹ, đều bị phạt và thường phạt nặng bằng tiền, bằng giam xe hoặc tịch thu xe và tịch thu bằng lái, thì người ta mới biết sợ và bắt đầu tôn trọng luật lệ giao thông.
Tôi nghĩ tới câu giáo lý đã học thời còn nhỏ về hai cách ăn năn tội : ăn năn tội cách trọn là vì lòng yêu mến Chúa mà lo buồn chê ghét tội lỗi đã phạm tới Người, còn ăn năn tội cách chẳng trọn là lo buồn chê ghét tội vì tội làm cho mình đáng bị hình phạt hỏa ngục. Một đàng vì Chúa, một đàng vì mình. Tuy chưa hoàn hảo, nhưng sợ tội, ghét tội vì sợ hình phạt cũng là một điều tốt, có giá trị giáo dục. Cũng như sợ bị phạt mà tuân hành luật giao thông đã là bước đầu có thể đưa tới việc hình thành một ý thức tôn trọng luật lệ vì công ích (mà chính mình cũng được hưởng). Đây mới là mục tiêu phải nhắm tới, còn nếu chỉ vì sợ phạt thì nay mai một khi không còn cảnh sát kiểm tra gắt gao nữa, tình hình vô trật tự lại tái diễn mà thôi !

Thắc mắc về việc đền tội

Thưa Cha, con có một thắc mắc về việc "đền tội" sau khi xưng tội: Mình phải đọc hết tất cả các kinh mà vị Linh Mục căn dặn ngay sau khi xưng tội hay lúc thuận tiện? Trong trường hợp việc đền tội phải đọc 10,000 kinh, con biết là mình phải chu toàn mới được tha tội, không thể nào đọc một lúc được, vậy con có thể chia ra để đọc mỗi ngày cho tới khi hoàn tất được không? Mặc dù lập đi lập lại một kinh, nhưng càng đọc con càng thấy gần gũi với Tình Yêu và lòng nhân từ của Chúa hơn; nhưng con không thể hoàn tất trong một lúc được, con phải làm sao đây? Cám ơn cha.
Bao Nguyen
Đáp:
Theo Luật Giáo Hội, "Tùy theo tính chất và số lượng của tội, và cũng tùy theo hoàn cảnh của hối nhân, cha giải tội phải ra việc đền tội hữu ích và cân xứng. Hối nhân có bổn phận đích thân thi hành việc đền tội" (GL Ðiều 981). Khi ta phạm tội, ta đã gây ra những thiệt hại cho tha nhân do đó phải làm hết sức mình để đền bù (trả lại những gì mình đã ăn trộm, phục hồi thanh danh cho người mình đã vu khống, bồi thường những thương tích mình đã gây nên cho tha nhân...). Ngoài ra, tội còn gây thương tổn cho chính tội nhân và tha nhân.

Khi nào tham dự thánh lễ không thành?

Cho con hỏi đi dự lễ ngày Chúa nhật mà trễ mất bài đọc 1 hay trễ cả hai bài đọc thì có thành không? Và có phải đi lại lễ khác không?
T.H.
Đáp:
Luật của Giáo Hội không xác định thế nào "mất lễ" và do đó, chúng ta phải nại tới những suy luận hợp lý.
Thánh Lễ gồm hai phần chính rõ rệt: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. "Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể làm thành một hành vi phụng tự duy nhất" (SC 56). Theo sự nhận định thông thường của ta thì bất cứ một biến cố hay sự việc gì bị coi là không thành khi thiếu những yếu tố chính. Đi dự tiệc mà không ăn thì đâu có ý nghĩa. Nếu thiếu một phần chính yếu của Thánh Lễ thì không thể coi Thánh Lễ là thành sự được. Một phần của Thánh Lễ bị coi là thiếu khi thiếu quá nửa phần đó. Nếu quá nửa phần Lời Chúa bị thiếu thì coi như phần đó không thành.

Phim Trên Youtube

Phim Giêsu Siêu Sao
Phim Kinh Thánh tóm gọn (từ khởi đầu)
Phim 10 Điều Răn (xem tiếp trên youtube)
Phim Kinh Thánh LÚC KHỞI ĐẦU (có thuyết minh)
Cải Lương - Người Cha nhân hậu phần 1
Cải Lương - Người Cha nhân hậu phần 2

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Bia đá 10 điều răn – Vấn đề tạc tượng


Bia đá Mười điều răn hiện ở đâu? Phải hiểu việc vẽ hoặc tạc tượng thánh thế nào? Và hiệu quả của ơn toàn xá là sao?
Con kính chào quý cha, quý thầy và cho con xin hỏi :
1/ hai bia đá khắc mười điều răn hiện có còn không, và nếu còn thì đang ở đâu ?
2/ mình phải trả lời thế nào với anh em tin lành về việc vẽ hoặc tạc tượng ảnh Chúa và các thánh để thờ. Vì họ nói trong kinh thánh cựu ước, Giavê cấm vẽ hình Ta mà thờ.
3/ khi mình lãnh ơn toàn xá (đại xá) được tha hết các hình phạt tạm rồi, thì khi chết mình có phải ở luyện ngục nữa không ?
Con rất mong câu trả lời. Nguyện xin Chúa chúc lành cho quý cha và quý thầy
Kính thư
con
Phero Nguyen Van Toan
( nguyen van toan <muonsongdep@...> Gửi: lienlac@kinhthanhvn.org)
Kính thăm anh,

Chúng tôi xin trả lời ba câu hỏi của anh:
1) Bia đá mười điều răn

Hòm Bia Giao Ước, còn gọi là “hai bia đá”, đã được đặt tại Gian Cực thánh của Đền Thờ Salômôn (x. 1 Vua 8,6). Nếu sau đó, Hòm Bia đã không bị Sisắc, vua Ai-cập (1 V 14,26) hoặc Mơnase, vua Giuđa (2 Sb 33,7) lấy đi, thì chắc chắn đã bị mất khi Giêrusalem bị tàn phá (năm 586/7 trước công nguyên). Nói như thế có nghĩa là chúng ta chỉ chắc chắn một điều là “hai bia đá” ấy không còn nữa, chứ không biết là đã bị mất trong hoàn cảnh nào.

Có một truyền thuyết nói rằng ngôn sứ Giêrêmia, trong khi thành Giêrusalem bị công hãm, đã lấy Hòm Bia đi, để Hòm Bia khỏi bị xúc phạm, và đem giấu ở một cái hang trên núi Sinai, và hẳn là Hòm Bia  vẫn còn ở đó cho đến khi Israel được tái thiết (x. 2 Mcb 2,4-8). Nhưng truyền thuyết này không có cơ sở thực tế gì.

Bảng chữ cái trên cánh bướm

Với óc sáng tạo và niềm đam mê,
nhà nhiếp ảnh Kjell Sandved
biến những cánh bướm sặc sỡ trở thành một bảng chữ cái.











Hoạt hình 3D - 10 Điều Răn (Có 10 phần)

Du Lịch Rôma qua Internet

Qua Internet, các bạn có thể lướt một vòng thăm Rome, chiêm ngưỡng nhà Nguyện Sistine, Đền Thánh Phêrô, Đền Thánh Phaolô… Thông qua công nghệ cao do các website của Tòa Thánh Vatican hổ trợ, các bạn có thể thâm nhập vào những nơi thiêng liêng nhất của thành phố Vĩnh Cửu và thong thả ngắm từng chi tiết trong các ngôi đền hoành tráng, cực kỳ mỹ lệ mà ngay cả khi bạn trực tiếp đi tham quan ở đây có thể bạn không nhìn thấy được.
Các dự án này được thục hiện trong vòng 2 năm do các sinh viên và chuyên gia trong bộ phận phương tiện truyền thông kỹ thuật số đến từ Đại Học Villanova ở Pennsylvania (Mỹ). Hàng ngàn tấm ảnh được chụp với máy ảnh thế hệ mới và các chuyên gia đã tận dụng sức mạnh của Internet và công nghệ hiện đại nhằm cung cấp toàn cảnh 3 chiều cho tour du lịch ảo có một không hai này.
"Các tác phẩm nghệ thuật trong các nơi thờ tự này mời gọi người truy cập đắm mình trong một thực tại thiêng liêng…” Giáo sư Frank Klassner, nhà lãnh đạo của dự án phát biểu như thế.
Khách hành hương và du khách có thể sử dụng zoom ảo tập trung vào các chi tiết của tác phẩm nghệ thuật với độ phân giải cao. Click vào đường link, các bạn rê “chuột” để XOAY HÌNH qua trái, phải, trên, dưới và phóng lớn chi tiết bằng phím CỘNG (+), thu nhỏ hình bấm phím TRỪ (-).
Mời bạn click vào các nơi có màu đỏ dưới đây:

Click vào link trên, có 8 địa điểm tham quan, click chọn từng địa diểm theo con số định vị trên hình.

           Nhà Nguyện Sistine

      Giáo đường Thánh Paul-Hors-Les-Murs


      Chúc bạn đi du lịch thật vui!

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

HỎI ĐÁP BÍ TÍCH


Hỏi: Có tương quan nào giữa hai Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức không, và nếu có thì Bí tích Thêm Sức có thêm hay bổ túc gì cho Bí tích Rửa Tội không?
Thưa:
Tiên thiên câu hỏi xem ra có hai ý và tức nhiên câu trả lời cũng sẽ có hai vế, nhưng thực sự trong câu hỏi cũng như câu trả lời, hai phần đó đi song song với nhau như hai đường rầy tàu hoả và sẽ gặp nhau ở điểm vô tận, để trở thành một. Nói cụ thể, giữa Bí tích Rửa Tội và Bí tích Thêm Sức có một mối tương quan, nghĩa là một sự liên quan bổ trợ để tiến lên trong đời sống Kitô hữu, như vậy là vì hai Bí tích đó kết thân gắn liền với nhau như mặt đường và bàn chân, đến đỗi thánh Cyprianô (210-258) dám gọi hai Bí tích đó là một "Bí tích cặp đôi".
I. Có tương quan không?
Thời cổ đại Kitô giáo, Bí tích Thêm Sức luôn luôn được ban cùng lúc với Bí tích Rửa Tội cho đến thế kỷ thứ III. Sau đó, trong khi Đông phương tiếp tục cách cử hành chung đó cho dầu là do một linh mục thường (nhưng phải sử dụng dầu thơm thánh do một Giám mục thánh hiến để làm phép Thêm Sức, xem Ds. 1068; bộ giáo luật Đông phương, c. can. 695, 1 và 696, 1), thì Tây phương vì lý do muốn dành lại cho Giám mục việc hoàn thành phép Rửa Tội, nên đã tách Bí tích Thêm Sức ra khỏi Bí tích Rửa Tội trong thời gian (GLGHCG. 1290 và 1297). Quan niệm và cách thức cử hành cũng khác nhau chút ít. Đông phương xức dầu mà thôi (bằng dầu thơm Chrisma, cho nên gọi bí tích này là Chrismation, Bí tích xức dầu), chớ không cần đặt tay, và xức dầu chẳng những trên trán mà còn trên toàn thân cách riêng là trên một số phần thân thể tiêu biểu khác nữa (Giám mục xức trên đầu, và các thừa tác viên khác xức trên thân thể, linh mục và nam phó tế cho thụ nhân nam và nữ phó tế cho thụ nhân nữ): xức trên trán (để suy nghĩ), trên mắt (để nhìn thấy), trên tai (để nghe), trên mũi (để thở), trên miệng (để nói), trên ngực gần trái tim (để yêu thương), trên lưng (để gánh vác), trên tay (để hoạt động) và trên chân (để di chuyển) (xem GLGHCG. 1300), và người được xức dầu làm tất cả các hành động đó trong Đức Chúa Thánh Thần. Còn Tây phương, thì linh mục rửa tội sẽ xức dầu thơm thánh do Giám mục thánh hiến (xem Can. 880, §2) và một thời gian lâu sau đó Giám mục mới đặt tay lên đầu trên trán để hoàn tất phép Rửa Tội (Thánh Hippolytô, "Truyền thống các Tông đồ", số 21) (xem Công đồng Lyon II, Ds. 860; Công đồng Florence, Ds. 1328). Nói gút lại và đúng hơn, khi ban phép Thêm Sức, Giám mục hoàn thành và củng cố ơn phép Rửa Tội, và nhất là xác nhận, đóng dấu cuối cùng cho phép Rửa Tội đã được ban (GLGHCG. 1288 và 1289; xem Công đồng Elviza, Ds. 140).

HỎI ĐÁP KINH THÁNH tt

11 – Lý do nào Cha cho là quan trọng nhất để đọc Kinh Thánh?
Tôi phải phân biệt giữa câu trả lời về thần học và câu trả lời thực tế. Về thần học, câu trả lời hiển nhiên rằng, Kinh Thánh là lời Chúa trong một phương cách độc đáo mà không giống với bất cứ sáng tác nào của con người. Người Công Giáo thường bị lên án là ít quý trọng Kinh Thánh; tuy vậy Công Đồng Vatican II khẳng định rằng giáo hội thì không cao hơn lời Chúa nhưng phải phục vụ lời ấy, và chúng ta phải kính trọng lời Chúa trong Kinh Thánh tương tự như chúng ta kính trọng Ngôi Lời hoá thể trong bí tích Thánh Thể.

HỎI ĐÁP KINH THÁNH

1- Các sách trong Kinh Thánh của Công Giáo và Tin Lành khác nhau thế nào?
Về phần Tân Ước, Công Giáo và Tin Lành có cùng số sách (27 cuốn). Sự khác biệt là ở Cựu Ước. Người Do Thái và Tin Lành chỉ có 39 cuốn trong khi Cựu Ước của Công Giáo có 46 cuốn. Bảy cuốn khác biệt này là Tobit, Judith, 1-2 Macabee, Khôn Ngoan (của Salomon), Sirach (Huấn Ca – Giảng Viên), và Baruch. Tổng quát, các cuốn này được bảo tồn bằng tiếng Hy Lạp, không thấy trong tiếng cổ Do Thái (Hebrew) hay Aramaic.
Bộ Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp thường được gọi là bộ bẩy mươi (Septuagint), đó là bản dịch từ tiếng cổ Do Thái sang tiếng Hy Lạp bởi bẩy mươi giáo sĩ Do Thái vào trước khi Đức Kitô giáng sinh và được chấp nhận rộng rãi trong Hội Thánh thời tiên khởi.

BÓI TOÁN

Không chỉ trong xã hội hôm nay hay giới hạn ở một quốc gia nào, con người đã dùng nhiều hình thức để dự đoán tương lai. Bên cạnh đa dạng về cách bói, lĩnh vực bói, mà còn cả mục đích bói. Ở mỗi thời đại, con người luôn mong ước làm chủ cuộc sống và làm chủ cả vận mệnh của mình. Và bói toán dường như là một cách đáp ứng tâm lí ít nhiều phù hợp với một số lượng lớn nhân loại.
Người Trung Hoa xưa xem bói bằng mai rùa (bốc quy) và bói bằng cỏ thi (phệ), do đó có tên bốc phệ - từ ghép của hai cách bói này. Kinh dịch trước khi là sách triết học được phát triển bởi các nhà triết học Trung Hoa, nó đã từng là sách bói toán trong việc nêu lên mối quan hệ của nhân sinh quan và vũ trụ quan. Theo thời gian nhiều thuật số – bói toán khác lần lượt ra đời như: Khổng Minh thần toán, Tử vi, Bát tự Hà Lạc, Tử bình, Mai Hoa Dịch số, Ðộn giáp,  Thái Ất...

LƯỠI LỬA VÀ ...LỬA LƯỠI

“Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi  họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một” (Cv2,1-3). Lưỡi lửa chính là hình ảnh để diễn tả Chúa Thánh Thần. Trong Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, một trong những chủ đề Giáo Hội mời gọi con cái mình tìm hiểu và sống là Giáo Hội Hiệp Thông. Năm Thánh đã kết thúc, nhưng tinh thần Năm Thánh vẫn còn, cụ thể là Giáo Phận Cần Thơ đã đề ra chương trình 3 năm thăng tiến Giáo Phận dựa vào 3 chủ đề Giáo Hội Mầu Nhiệm-Hiệp Thông-Sứ Vụ. Một trong những chủ đề tôi quan tâm là sự Hiệp Thông. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự Hiệp Thông là ngôn ngữ, lời nói của con người với nhau. Mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống với hình lưỡi lửa, tôi liên tưởng đến những cái lưỡi có lửa.

TÔI “THỬ” ĐI TU

 Sáng nay tôi lang thang vào trang Web của Giáo Phận và chợt thấy tiêu đề “ Khóa Tìm Hiểu Ơn Gọi của Dòng MTG”. Biết bao kỷ niệm bỗng ùa về trong tôi...

Cách đây hơn 20 năm tôi tham gia lớp Dự Tu tại nhà thờ Chánh Tòa do Cha Carolo phụ trách. Cũng chính Ngài đã gửi tôi đi tìm hiểu Khóa Ơn Thiên Triệu tại Hội Dòng MTG sau khi không thể chịu được sự năn nỉ kéo dài đến vài tháng của tôi. Ngày đó tôi chỉ là một cô bé 16 tuổi ăn chưa no lo chưa tới và ham thích làm Ma Sơ. Lúc đó tôi chưa biết sự khác nhau của các Hội Dòng thế nào và trong đầu chỉ có một suy nghĩ “tu ở dòng nào cũng được miễn sao được mặc áo dòng và đội lúp”.

GHEN!



Mới liếc qua tựa đề, có lẽ nhiều người sẽ tặc lưỡi: “Trời, chuyện xưa như trái đất ấy mà.” Thế nhưng, nó đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực, và diễn đàn “ Ghen” đã thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia trao đổi, tranh luận và bàn cãi.

THỬ TÌM HIỂU THÊM VỀ KINH ''LẠY CHA (Math. 6, 9-13)


Người viết: Đaminh Phan văn Phước
Vài hàng dẫn nhập:
Sách Giáo Lý khẳng định: ''Kinh của Chúa (*) chính là Bản Tóm Lược Phúc Âm.'' Thánh Tôma Aquinô gọi Kinh Lạy Cha là Lời Cầu Nguyện tuyệt hảo. Được xếp vào trọng tâm Bài Giảng trên núi (Math. 5,7), và dưới hình thức lời nguyện, Kinh Lạy Cha diễn tả lại nội dung cốt yếu của Phúc Âm. Kinh gồm có bảy phần: ba lời đầu đặc biệt dành cho Thiên Chúa (theologal). Nhưng, trước khi đọc ba lời nguyện ấy, Kitô hữu phải thưa với Chúa lời nầy: ''Lạy Cha chúng con ở trên Trời.'' Sau ba lời nguyện là bốn điều cầu xin, tức là bày tỏ với Cha Nhân Từ nỗi thống khổ và lòng trông chờ của chúng ta.

VIẾT CHO BA

Viết Cho Ba
Ba kính yêu !
Cầm giấy báo con trúng tuyển đại học trong tay mà nước mắt Ba rưng rưng. Con biết nỗi vui mừng này không của riêng con. Nó là thành tựu của gia đình. Nó là sự đóng góp từ những giọt mồ hôi ướt đẫm của Ba, là sự tích tụ từ những hi sinh cao cả mà kể từ khi Mẹ không còn Ba gánh luôn phần của Mẹ. Con biết Ba tự hào vì những nỗ lực của con nhưng Ba có biết đâu lồng bên trong sự nỗ lực của con luôn là bàn tay Ba luôn nâng con lên nhấc bỗng con qua mọi khốn khó. Nhìn cảnh Ba gà trống nuôi con và em con vất vả,  Ba gánh luôn phần làm Mẹ. Những lúc con bệnh Ba ôm con vào lòng con nghe lan tỏa hơi ấm của Mẹ hiền .

THÁNH RÔSA LIMA

Ngày 23/8: Thánh Rosa Lima, Đồng trinh

Có những vị thánh chỉ đáng cho chúng ta thán phục hơn là bắt chước. Thánh Rosa thuộc loại này. Chúng ta tôn kính và thán phục sự thánh thiện của Ngài nhưng không phải tìm cách bắt chước theo đường lối Ngài đã theo để nên thánh. Thánh Rosa chính là người đầu tiên ở tân thế giới được phong thánh. Ngài trở nên quan trọng vì chứng tỏ rằng giữa sự bất công và phi nhân dính liền với cuộc chinh phục Mỹ Châu của người Tây Ban Nha. Men Kitô giáo vẫn hoạt động.

100 cô dâu Việt mất tích tại Trung Quốc

Khoảng 100 phụ nữ Việt Nam từng bị bán sang Trung Quốc làm vợ đột ngột mất tích và cảnh sát nước sở tại nhận định rằng những kẻ buôn người đã bắt cóc họ để bán một lần nữa.
Xinhua dẫn lời cảnh sát và người thân của những phụ nữ mất tích cho hay, họ từng sống trong nhiều làng xa xôi trong tỉnh Hồ Nam. Tuy nhiên, thời gian những phụ nữ biến mất chưa được công bố. Sau khi những phụ nữ mất tích, một số người chồng của họ nhận được điện thoại và những kẻ gọi điện yêu cầu họ trả tiền chuộc nếu không muốn những người vợ bị bán một lần nữa.

XIÊU VẸO DÌU NHAU ...

Một người mẹ già nua vẫn hằng ngày lam lũ kiếm tiền nuôi con, còn đứa con phải xoay xở với đôi chân yếu ớt của mình để lo cho mẹ già bệnh tật. Đó là câu chuyện của mẹ con bà Nguyễn Thị Chuộng (thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp, Phù Mỹ, Bình Định).
Cả xóm nhỏ thôn Hữu Lộc lâu nay ai cũng kính nể cụ Nguyễn Thị Chuộng khi bước sang tuổi 80 nhưng hằng ngày vẫn lao động nuôi con. Anh Mộng (44 tuổi), con trai bà, bị bệnh teo cơ, cứng khớp từ lúc mới học lớp 9. Bệnh ngày càng nặng, dù dốc hết tiền bạc chữa bệnh vẫn không khỏi. Gần 30 năm nay anh chỉ ở nhà sống nhờ mẹ.

Tuổi già ngày càng đè nặng nhưng đôi vai bà vẫn dẻo dai, đôi tay vẫn thoăn thoắt trên cánh đồng lúa. Nhà có một sào ruộng cho hai mẹ con bám víu nên bà phải đi làm công cho xóm giềng. Ngôi nhà nghèo khổ nhưng ấm áp tình mẹ con. Cách đây một năm gặp bà trên cánh đồng lúa, bà cười bằng nụ cười của cụ già đã quen với cực nhọc: “Mình không làm thì lấy gì nuôi con, quen rồi, cắt lúa có gì là khổ”.
Một năm sau quay lại thăm bà, mới biết cơn bạo bệnh ập đến gia đình cách đây hơn một tháng. Bà bị tai biến, liệt nửa người. Từ khi mẹ bị bệnh, anh Mộng phải gánh vác công việc nhà trên nạng gỗ. Nhà có nuôi con bò là tài sản duy nhất, anh đành bán lấy tiền chạy chữa cho mẹ. Nhưng chưa đầy nửa tháng số tiền 7 triệu đồng mới cầm trên tay đã hết, bà con thấy thương góp tiền thêm để anh Mộng chữa trị cho mẹ.
Từ ngày bà nằm một chỗ, anh Mộng nấu cơm, giặt quần áo, chăm sóc mẹ, giúp mẹ ăn từng muỗng cháo... Thấy con quặt quẹo với mấy bộ quần áo trong chậu, bà Chuộng gắng cựa quậy chân tay luyện tập mong bình phục giúp con xách vài gàu nước. Thương mẹ, anh Mộng cố gắng làm việc nhưng đôi chân oặt oẹo ấy chỉ làm được công việc nhẹ. “Thương mẹ quá, cả đời nuôi mình mà khi bà bệnh mình lại không giúp được nhiều”, anh Mộng tâm sự.
Chia tay ngôi nhà xiêu vẹo với hai con người dặt dẹo dìu nhau, tôi không hiểu làm sao họ có thể vượt qua những ngày tháng trước mắt...
TRƯỜNG ĐĂNG