TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH


HỌ ĐẠO CÁI QUAO KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ NAM NỮ VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN ...MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA!

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

CHÚA NHẬT 18 THƯỜNGN IÊN

LỜI CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa Giêsu,
Con đã được ăn;
nhiều lúc con đã ăn để mà ăn, thế thôi;
ăn vì đến bữa, ăn vì được mời, ăn vì lịch sự,
ăn để mừng chuyện này chuyện nọ;
và hình như con đã ăn nhiều quá;
trong khi xung quanh con,
không thiếu những người chẳng có gì để ăn.

Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã nuôi con bao nhiêu ngày qua
bằng cơm bánh cuộc đời, bằng Mình và Máu Chúa;
không phải chỉ để con no bụng, sung sướng;
nhưng còn để, qua con,
Chúa nuôi dưỡng những anh chị em của con.

Lạy Chúa,
xin cho con biết đón nhận những tấm bánh
và những con cá từ bàn tay Chúa, để
phân phát cho dân chúng, và ai nấy được no nê".

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011



NẾU KHÔNG MUỐN NGHE NHẠC NỀN.
XIN CLICK VÀO PAUSE TRÊN THANH NGHE NHẠC.
CÁM ƠN MỌI NGƯỜI

PANÔ CHÚA NHẬT 18 TN A



DẪN LỄ & LNGD CHÚA NHẬT 18 TN A

Thiên Chúa Nuôi Sống Con Người
(Is 55,1-3; Rm 8,35-39; Mt 14,13-21)

- Dẫn vào Thánh Lễ:
Hôm nay là Chúa nhật 18 thường niên, là mùa chúng ta kính nhớ toàn thể cuộc sống 33 năm của Chúa Giêsu ở thế gian.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay nhắc chúng ta nhớ: Chúa thương ban lương thực nuôi dưỡng hồn xác chúng ta. Phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng hôm nay loan báo Bí Tích Thánh Thể Người lập, để ban Mình Máu Thánh Người nuôi linh hồn chúng ta.
Chúng ta sốt sắng dâng Thánh Lễ, cảm tạ Chúa đã yêu thương chúng ta.
- Dẫn vào bài đọc 1: Is 55,1-3
Bài đọc sau đây thuật lại Chúa mời gọi những người nghèo khổ đói khát đến dùng tiệc đã dọn sẵn cho họ. Chúa thương loài người. Người luôn thỏa mãn mọi nhu cầu của họ cũng như của chúng ta.
- Dẫn vào bài đọc 2: Rm 8,35-37-39
Thánh Phaolô khẳng định không gì có thể tách lìa chúng ta khỏi tình thương Chúa Kitô, kể cả "gian truân, cùng khốn, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo". Ðó là nội dung đoạn thư sau đây.
- Dẫn vào bài Tin Mừng: Mt 14,13-21
Với 5 cái bánh và 2 con cá, Chúa Giêsu hóa ra nhiều cho 5,000 người đàn ông ăn no, không kể đàn bà trẻ em. Phép lạ này nhắc lại bánh manna xưa, và bí tích Thánh Thể Chúa ban cho chúng ta ngày nay. Ðó là ý nghĩa Tin Mừng sau đây.
- Cầu nguyện cho mọi người:
Chúa thương loài người, luôn nuôi dưỡng hồn xác mọi người. Chúng ta thành tâm cảm tạ Chúa và tha thiết cầu nguyện.
1. Chúa trao cho Hội thánh sứ mạng cung cấp lương thực hồn xác cho nhân loại. Xin cho các vị Mục tử trong Hội thánh luôn chu toàn sứ mạng bằng Lời Chúa, bằng Thánh Thể Chúa Kitô và việc bác ái.
2. Nhiều người vì khó khăn nghèo khó đã bán rẽ lương tâm, phẩm giá, kể cả đức tin của mình. Xin Chúa thương cho họ biết sống "đói cho sạch rách cho thơm".
3. Chúa Giêsu bảo: "Anh em hãy lo cho họ ăn". Xin cho các Kitô hữu biết sống bác ái cụ thể, sẵn lòng chia cơm sẻ áo cho người nghèo khổ bất hạnh xung quanh mình.
4. Không gì có thể tách chúng ta khỏi tình thương Chúa Kitô. Xin cho các tín hữu họ đạo chúng ta luôn tin tưởng phó thác vào Chúa, nhất là khi gặp gian nan thử thách ở đời.
Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa thương nuôi dưỡng hồn xác chúng con. Xin cho chúng con biết làm theo Lời Chúa dạy, luôn thương yêu giúp đỡ hồn xác anh chị em chúng con.

JESUS CHRIST SUPPERSTAR


HÀNH HƯƠNG THÁNH ĐỊA - ĐƯỜNG CHÚA ĐÃ ĐI


HÀNH HƯƠNG THÁNH ĐỊA - NƠI CHÚA BIẾN HÌNH


HÀNH HƯƠNG THÁNH ĐỊA - ĐỒI CANVÊ


HÀNH HƯƠNG THÁNH ĐỊA - HANG MỤC ĐỒNG


HÀNH HƯƠNG THÁNH ĐỊA


CHÂN DUNG GIÁM MỤC VIỆT NAM


CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM


3 TỔNG GIÁO PHẬN VÀ 26 GIÁO PHẬN


Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Khúc hát tạ ơn - Thuỳ Dương



Nếu không muốn nghe nhạc nền. Xin cứ click vào biểu tượng Pause.
Cảm ơn mọi người nhiều!

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

CÂY NHÀ LÁ VƯỜN - MÚA DÂNG HOA


Mừng kính Thánh Quan Thầy Giacôbê

- 9 giờ sáng ngày 25.7.2011 tại Họ Đạo Cái Quao cử hành thánh lễ mừng bổn mạng Cha Giacôbê. Thánh lễ có sự hiện diện của Quý Cha trong hạt và Cha Pet. Tâm, một người con từ xa về ...Cha Pet. Tâm chia sẻ trong thánh lễ ...
- Thánh lể hôm nay đông và ấm áp tình người. Có sự hiện diện của bà con giáo dân 03 họ đạo (Cái Quao, Tú San và Thành Thới). Ngoài ra, còn có anh em torng Ban Qưới Chức Họ đạo Tân Thành, Các Bà trong Hội Phạt Tạ và các bạn trẻ là học trò giáo lý của Cha Giacôbê.
- Sau lời nguyện hiệp lễ là phần múa thánh ca mừng bổn mạng Cha. Mỗi họ đạo một tiết mục ... làm cho thánh lễ thêm nhiều màu sắc.
- Sau đó, mọi người cùng nhau chia sẻ bữa cơm thân mật tại nhà xứ.
Cảm ơn Chúa vì những hồng ân Chúa thương ban cho Cha Giacôbê và mọi người ...

Một vài hình ảnh tiêu biểu :




Các Cha Đồng Tế


Cha Pet. Tâm Giảng lễ




Tiết mục múa của họ đạo Thành Thới





Tiết mục múa của họ đạo Cái Quao





Tiết mục múa của họ đạo Tú San


Ban Qưới Chức họ đạo Tân Thành



Chiếc bánh mừng bổn mạng của TNTT Tú San

Ngày 26/7: Thánh Gioakim và Anna

Cha mẹ của Đức Maria, tức ông bà ngoại của Đức Giêsu, đã không được nêu lên trong Tân Ước, cũng không có trong bản gia phả của Phúc Âm thánh Matthêu, cũng như của thánh Luca.
Danh tánh Gioakim và Anna được gặp thấy lần đầu tiên trong một tác phẩm ngụy thư được viết để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria vào khoảng năm 200. Danh tánh bà Anna (Hanna) gợi cho chúng ta nhớ đến người mẹ của ngôn sứ Samuel (1Sm 1); bà được chồng yêu mến và được Thiên Chúa chúc phúc.
Thánh Anna được Giáo Hội Đông Phương tôn kính từ thế kỷ thứ V; và hiện tại, Người Hy Lạp hằng năm vẫn kính nhớ trong 3 ngày lễ. Lễ kính thánh Anna được phổ biến ở Giáo Hội Tây Phương vào thế kỷ thứ X. Thánh Gioakim thì mãi đến thế kỷ XVI mới thấy xuất hiện. Dù vậy, có một sự lên xuống trong thánh lễ mừng kính hai vị thánh này:
- Đức Giáo Hoàng Piô V (+ 1572) loại bỏ thánh lễ kính thánh Anna;
- Đức Giáo Hoàng Giêgôriô XIII (+ 1585) cho tái lập lại;
- Đức Giêgôriô XV (+ 1623) lại loại bỏ;
- Đức Lêo XIII (+ 1903) cho tái lập và nâng lên bậc II;
Từ đó phụng vụ có:
- Ngày 26 - 7 mừng lễ thánh Anna
- Ngày 16 - 8 mừng lễ thánh Gioakim.
Đức Giáo Hoàng Phaolô thứ VI (+ 1978) canh tân phụng vụ, từ đó hai vị thánh được mừng chung vào ngày hôm nay: 26-7.
Chúng ta hãy xin hai Thánh cầu bầu cùng Chúa ban ơn giúp sức để chúng ta luôn tìm sống đúng thánh ý Chúa. Biết chu toàn luật Chúa với lòng yêu mến.


Ngày 25/7: Thánh Giacôbê Tông đồ

Thánh Giacôbê (Tiền), con của ngư phủ Dêbêđê và bà Salômê, anh của Tông đồ Gioan. Phúc âm thường nhắc đến hai anh em này. Vì thấy hai anh em có tính nóng nảy, Đức Giêsu đã gọi họ là “Con của thiên lôi” (Mc 3,17).
Giacôbê là nhân chứng cuộc biến hình và những giây phút cầu nguyện của Chúa trong Vườn Cây Dầu. Ngài là người đầu tiên trong Nhóm 12 đã lấy máu đào làm chứng cho Chúa Giêsu: Vua Hêrôđê Antipas đã ra lệnh chặt đầu Ngài vào năm 44 (Cv 12,2 so Mt 20,22-23).
Theo truyền thuyết của Tây ban Nha, xác Ngài được chôn cất tại Santiago de Compostela.
Chúng ta hãy xin Chúa hoán cải chúng ta như hoán cải thánh Giacôbê Tông đồ. Đồng thời xin cho chúng ta cũng biết lắng nghe và để cho Chúa thực hiện kế hoạch của Ngài ngang qua cuộc đời chúng ta.

NHẮN TIN !!!

XIN LƯU Ý MỌI NGƯỜI ... ĐỂ KHÔNG BỊ NHẠC NỀN CHEN VÀO KHI XEM VIDEO THÁNH CA. XIN MỌI NGƯỜI VÀO CHUYÊN MỤC VIDEO - THÁNH CA ĐỂ XEM VÀ NGHE TRỌN VẸN HƠN! XIN CÁM ƠN.

LỄ PHONG CHÂN PHƯỚC ĐỨC THÁNH CHA GP II 01.5.2011


AVE MARIA


Đúc Kết Hội Nghị Các Đại Chủng Viện Việt Nam

Bản Đúc Kết Hội Nghị Các Đại Chủng Viện Việt Nam
ti Tòa Giám Mục Xuân Lộc,
từ ngày 04 đến 09 tháng 07 năm 2011
WHĐ (09.07.2011) – Từ ngày 04 đến 09 tháng Bảy 2011, Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên các Đại Chủng viện Việt Nam tại Xuân Lộc, để trao đổi kinh nghiệm và nghiên cứu sâu xa hơn nhng chỉ dẫn của Bộ Giáo dục Công giáo về việc đào tạo linh mục qua các văn kiện “Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis” và “Ratio Studiorum” (1970 và 1985).
Kết thúc Hội nghị, Ban Thư ký đã có bản đúc kết:
Việc đào tạo linh mục là mối quan tâm hàng đầu của Giáo hội. Dựa trên giáo huấn phong phú của Thánh Công đồng Vaticanô II, các Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng, giáo huấn của các Đức Giáo hoàng, và nhằm thống nhất việc đào tạo linh mục trong Giáo hội toàn cầu, Bộ Giáo dục Công giáo đã đưa ra định hướng và những chỉ dẫn về việc đào tạo linh mục qua văn kiện “Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis” và “Ratio Studiorum” (1970 và 1985). Tại Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào, thuận lợi hay không, các Đức Giám mục, linh mục, tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa tại các giáo phận vẫn kiên trì lo cho việc đào tạo các linh mục. Từ năm 2005, Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam khởi thảo tập “Đào Tạo Linh Mục – Định Hướng và Chỉ Dẫn”, đến nay đã được Đức Hồng Y Zenon Grocholewski, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Công giáo phê chuẩn phần “Đào tạo Trí thức”, ngày 09-12-2010. Đặt nền tảng trên những thành quả đó, ý thức bổn phận trách nhiệm của mình, Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên các Đại Chủng viện Việt Nam tại Xuân Lộc, từ ngày 04 đến 09 tháng 07 năm 2011 để các nhà đào tạo trao đổi kinh nghiệm và nghiên cứu sâu xa hơn những chỉ dẫn của văn kiện căn bản này.
Gặp gỡ trong tình hiệp thông, các nhà đào tạo linh mục tại Việt Nam tin tưởng rằng công việc đào tạo linh mục là của Thiên Chúa, dựa trên lời hứa của Ngài: “Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử như lòng Ta mong ước” (Gr 3, 15). Công việc đó Thiên Chúa đã giao cho Giáo hội thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Cầu nguyện, lắng nghe và ngoan ngoãn theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong lòng Giáo hội là thái độ cơ bản của các nhà đào tạo và các ứng sinh. Chính Chúa Thánh Thần hướng dẫn và tác động, đưa việc đào tạo linh mục đạt đến mục đích là “biến đổi các ứng sinh nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô là Đầu, là Mục tử, để có thể tiếp tục công trình cứu độ của Ngài qua ba chức năng: rao giảng, thánh hóa và lãnh đạo cộng đoàn” (HĐGMVN, Đào Tạo Linh Mục – Định Hướng và Chỉ Dẫn, số 6).
Các tham dự viên đã tích cực đóng góp những kinh nghiệm quí giá kết tinh từ nhiều năm khiêm tốn miệt mài chăm lo việc đào tạo. Người đào tạo trao đổi kinh nghiệm cần đồng hành như thế nào để giúp chủng sinh nhận biết động lực ơn gọi, từ đó chủng sinh tiến bước trong tiến trình biến đổi và thanh luyện cuộc dấn thân của mình. Những phương thế đào tạo truyền thống và những sáng kiến mới từ những thành quả nhân học hiện đại đều được tận dụng trong tinh thần cầu nguyện, đặt dưới ánh sáng Lời Chúa và huấn quyền Giáo hội. Các nhà đào tạo ý thức và nỗ lực kiến tạo mỗi Đại Chủng viện thành một gia đình chan chứa tình yêu, an bình, tín nhiệm. Chủng sinh được giúp đỡ luyện tập bốn chiều kích trong từng công việc: nhân bản, thiêng liêng, trí thức, mục vụ.
Hội nghị chú ý đặc biệt tới tầm quan trọng và ích lợi của năm tu đức. Chương trình đào tạo trải dài thành ba thời kỳ: a/ Trước Chủng viện - Dự tu; b/ Tại Chủng viện - Chủng sinh; c/ Sau Chủng viện - Linh mục. Năm Tu đức khởi đầu giai đoạn đào tạo tại Chủng viện. Đây là thời gian đặc biệt để chủng sinh được huấn luyện và tập “ở với Chúa Giêsu”. Năm này giúp chủng sinh ”lấy đức tin đặt nền móng và thấm nhuần cả cuộc đời, lại làm cho họ vững tâm theo đuổi ơn thiên triệu bằng một tâm hồn hân hoan tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình” (OT, 14). Vậy đây là thời kỳ tập trung đặc biệt vào đời sống kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu: ”đến với, ở lại, biết, hiểu và yêu Chúa Giêsu”. Nhờ ở trong “ngôi nhà Nazareth” này, chủng sinh có một căn bản vững chắc về đời sống thiêng liêng làm nền cho những năm kế tiếp tại chủng viện và đời mục tử sau này.
Tháng tu đức, là cao điểm của năm tu đức, giúp chủng sinh đạt tới mức xác tín về con đường Chúa mời gọi để có được một chọn lựa tự nguyện, tích cực và dứt khoát hơn. Trong tháng này chủng sinh tập sống “kinh nghiệm hoang địa”, tích cực đào luyện tâm hn mình dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần để kết hiệp thân tình hơn với Đức Kitô. Một khi đã dứt khoát la chọn đi vào con đường Chúa muốn (option fondamentale), chủng sinh sẽ tự hoạch định một chương trình sống khả dĩ giúp củng cố và phát triển ơn gọi mình đã chọn. Cha linh hướng là người đồng hành thiêng liêng, sẽ giúp chủng sinh phân định ơn gọi và chỉnh đốn lại đời sống cho phù hợp với sự lựa chọn của mình.
Hội nghị đã dành thời gian thích đáng tìm hiểu cặn kẽ “Sắc Lệnh Cải Tổ Việc Dạy và Học Triết” của Bộ Giáo dục Công giáo. Sắc lệnh được ký ngày 28-01-2011, công bố ngày 22-03-2011. Những tài liệu liên quan xa đến Sắc lệnh là giáo huấn của Thánh Công đồng Vaticanô II, thông điệp “Fides et Ratio” (1988), tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục “Pastores Dabo Vobis” (1992), và giáo huấn của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI. Những tài liệu liên quan gần là tông hiến “Sapientia Christiana” (ĐGH Gioan-Phaolô II, 1979) và “Những Chuẩn Tắc Áp Dụng” (Bộ Giáo dục Công giáo) cho tông hiến này.
Sắc lệnh chỉ cho thấy những thay đổi trong cách thế quan niệm về chân lý do những chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử và văn hóa gây ra. Lý trí bị đe dọa bởi những trào lưu tư tưởng không lành mạnh như chủ nghĩa duy lợi, hoài nghi, tương đối. Do đó con người không còn sự tin tưởng vào khả năng của lý trí trong việc truy tầm và nhận biết Chân . Sự thiếu hụt trong việc đào tạo triết học, thiếu những điểm quy chiếu vững chắc và những nguy cơ kèm theo có liên quan và góp phần đáng kể vào cuộc khủng hoảng thần học thời hậu Công đồng.
Qua “Ơn gọi nguyên thủy”(Sắc lệnh, số 3) của triết học, từ việc ghi nhận rằng trong suốt dòng lịch sử của mình, triết học đã không ngừng bám rễ vào hữu thể, bản văn Sắc lệnh muốn làm nổi bật hai chiều kích khôn ngoan và siêu hình trong triết học như là nền tảng đón nhận và tổ chức các bộ môn khác. Sắc lệnh nhấn mạnh việc đào tạo triết học với tinh thần rộng mở. Khi thông tin chồng chất những kiến thức và nghĩa lý bị tản mát, quan hệ giữa chân lý và tình yêu bị tách rời, triết học được mời gọi như là nhân tố đầu tiên để phát triển và bảo vệ một lý tính rộng mở hơn. Chưa kể đến ơn gọi riêng của mình trong tương quan triết-thần, triết học còn giữ một vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo “trí đức” cho sinh viên, không chỉ nguyên nội dung tri thức mà còn đào tạo một tập quán suy tư.
Sắc lệnh hướng dẫn rằng không kể các môn học nhân văn, các phân môn đúng nghĩa triết học của học trình phải chiếm tối thiểu 60% thời lượng của năm học. Sau đây là các môn học phải có: hữu thể học, triết học về tự nhiên, triết học về con người, triết luân lý và chính trị, luận lý học và tri thức luận. Dĩ nhiên không thể thiếu lịch sử triết học và nhập môn tổng quát (Những Chuẩn tắc Áp dụng, số 5). Việc xem nhẹ môn hữu thể học gây ra những thiếu sót quan trọng cho việc dẫn vào thần học nên hữu thể học có chỗ đứng đặc biệt trong học trình triết. Sắc lệnh cho thấy việc học triết học không chỉ giới hạn vào triết truyền thống mà Thánh Tôma Tiến sĩ đã tiếp biến, nhưng còn cởi mở đón nhận các dòng triết khác, các trào lưu mới của thời đại và như thế các trường phái tư tưởng bản xứ, ở Á châu hoặc Phi châu, được khuyến khích lưu tâm. Đặc biệt Sắc lệnh cải tổ khuyến khích tránh sự trộn lẫn bao nhiêu có thể các môn trong mỗi chu kỳ, và rất mong rằng các môn triết được tập trung vào chu kỳ triết để tránh nguy cơ duy tín cũng như xé lẻ học trình triết ra nhiều mảnh.
Để hiểu rõ số năm học triết ở các Đại Chủng viện, trước hết cần phân biệt hai chương trình khác nhau: 1- Các Phân khoa Triết của Giáo Hội (số 15a, les Facultés ecclésiastiques de Philosophie) 2- Học trình triết trong các Phân khoa Thần học và trong các Đại Chủng viện (số 15b, la Formation philosophique dans les Facultés de Théologie et les Séminaires). Nếu không chú ý “sự phân biệt rõ ràng” (Sắc lệnh, số 14) này, người đọc bản văn có thể nhầm lẫn về số năm học triết ở các Đại Chủng viện. Số 15b của Sắc lệnh xác định rõ thời gian học triết ở Đại Chủng viện là hai năm (biennium), chứ không phải là ba năm (triennium) (“Des précisions sont apportées à la durée de la formation philosophique comme partie intégrante des études de théologie ou les Séminaires”...Ces études de philosophie étant accomplies en vue des études de théologie, s’articuleront, pendant ce biennium, à des cours introductifs en théologie”...”).
Toàn bộ công cuộc đào tạo linh mục tại Việt Nam được thực hiện trong lòng Giáo hội Việt Nam, với sự góp phần của mọi thành phần dân Chúa và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần mà Chúa Cha sai đến nhân danh Chúa Giêsu” (x. Ga 14, 26). Trong dòng lịch sử, với các Giám mục Đại diện Tông tòa từ năm 1659 và với các Giám mục Chánh tòa từ năm 1960, mặc dù gặp biết bao nhiêu khó khăn của thời bách hại và chiến tranh, việc thành lập chủng viện và đào tạo các linh mục vẫn là ưu tiên hàng đầu của Giáo hội Việt Nam. Đây chính là hồng ân Thiên Chúa ban cho Giáo hội Việt Nam theo như lời hứa của Ngài: “Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử như lòng Ta mong ước” (Gr 3, 15). Chúa Thánh Thần luôn là nhà đào tạo chính. Ngài vẫn đang tác động, tạo điều kiện bên ngoài và biến đổi tận bên trong tâm hồn các ứng sinh linh mục, để họ mỗi ngày trở nên “con người của Mầu nhiệm Chúa Giêsu” “con người luôn hiệp thông với Giáo hội là Nhiệm Thể của Chúa Giêsu”, để từ đó họ có thể chu toàn sứ vụ truyền giáo, loan báo Chúa Giêsu là Tin Mừng yêu thương cứu độ của Thiên Chúa, “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6) đến cho mọi người, cụ thể là cho đồng bào Việt Nam.
Giáo hội Việt Nam phó thác công trình đào tạo linh mục trong tay Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, quan thầy của Giáo hội toàn cầu và của Giáo hội Việt Nam. Như khi xưa, hai Đấng đã bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng Chúa Giêsu, vị Linh mục Thượng phẩm, thì ngày nay, xin hai Đấng cũng bảo vệ, chăm sóc và hướng dẫn các linh mục tương lai cũng như tất cả các linh mục đang sống và làm việc trên cánh đồng truyền giáo tại Việt Nam.
TGM Xuân Lộc, ngày 09 tháng 07 năm 2011
Ban Thư Ký Hội Nghị

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

KÍNH THÁNH QUAN THẦY GIACÔBÊ


Sáng nay, lúc 9 giờ sáng tại Nhà Thờ Cái Quao có thánh lễ mừng bổn mạng Cha Giacôbê.

Thánh lễ có sự hiện diện của một số Cha trong hạt ...Đặc biệt có Cha Phêrô Tâm, người con trong họ đạo vừa từ xa về. Cha chia sẻ trong thánh lễ.

Có đông bà con giáo dân Cái Quao, Tú San và Thành Thới. Đặc biệt, có anh em trong Ban Qưới Chức, một số đại diện các bà trong Hội Phạt Tạ và các bạn trẻ là học trò giáo lý của Cha Giacôbê ở Họ đạo Tân Thành đến tham dự thánh lễ bổn mạng của Cha.

Sau thánh lễ các em thiếu nhi trong 03 họ đạo dâng 03 bài vũ thánh ca mừng bổn mạng Cha. Các em đã làm cho thánh lễ mừng bổn mạng thêm nhiều màu sắc.

Sau đó, Các Cha và mọi người cùng chia sẻ bữa cơm trưa thân mật tại nhà xứ.
Cám ơn Chúa vì muôn hồng ân Chúa thương ban cho Cha và mọi người.

Một số hình ảnh tiêu biểu :


Các Cha Đồng Tế


Cha Pet Tâm giảng lễ




Bài múa Họ đạo Thành Thới



Bài múa Họ Đạo Cái Quao




Bài múa Họ Đạo Tú San


Ban Qưới Chức Họ Đạo Tân Thành


 Chiếc bánh mừng bổn mạng - TNTT Tú San

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Làm sao ... để biết ???

Hỏi:

Thưa cha, xin cha cho biết làm cách nào để nhận ra một người có ơn gọi đời sống tu trì?

Đáp:

Để trả lời đầy đủ cho câu hỏi trên lại cần đến khá nhiều giấy mực và cả những kinh nghiệm của những nhà đào tạo trong các Dòng tu. Tuy nhiên tôi cho rằng thắc mắc của bạn không đòi hỏi nhiều đến thế. Điều bạn ưu tư cũng trùng hợp với những nỗi băn khoăn của các bậc làm cha làm mẹ khi tự hỏi không biết con mình có ơn gọi đi tu hay không nhất là khi thấy con cái có vẻ ham thích việc đạo đức, ưa bắt chước các cha hay các bà sơ...

Tôi cũng không muốn bàn sâu về đời tu dưới cái nhìn Thần học hay Giáo luật mà chỉ muốn trao đổi với bạn về đời tu theo cách nhìn thông thường không phân biệt tu dòng hay tu làm linh mục.

Ơn gọi tu trì dù ở dưới góc độ nào cũng bao gồm hai yếu tố: lời mời gọi từ phía Thiên Chúa và sự đáp trả từ phía con người.

Làm sao biết được Thiên Chúa kêu gọi mình để có thể đáp lại tiếng gọi ấy?

Chỉ trừ những ơn gọi đặc biệt nghe được tiếng Chúa trong những hoàn cảnh khác thường, còn thông thường thì tiếng Chúa gọi có thể đến từ những thôi thúc nội tâm làm cho ứng sinh cảm thấy ước muốn hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa. Ơn gọi có thể đến qua các biến cố như một dịp tĩnh tâm, một lần dự lễ phong chức, một chuyến thăm viếng vùng truyền giáo... Ơn gọi có thể đến từ việc tiếp xúc những vị lãnh đạo trong Hội thánh hoặc tiếp xúc với một cộng đoàn tu hay một vị tu sĩ linh mục mà mình cảm thấy yêu mến và ngưỡng mộ. Có thể ơn gọi được triển nở trong một môi trường mà giá trị đời tu luôn được cổ võ và khích lệ. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp ơn gọi nẩy sinh từ những hoàn cảnh khó khăn hay bất lợi cho đời sống đạo. Thậm chí ơn gọi có thể manh nha từ một ước muốn vụ lợi nữa.

Tất cả những tình huống nêu trên chỉ muốn trình bày tiếng gọi của Chúa có thể đến từ nhiều bối cảnh khác nhau và những thôi thúc ban đầu ấy mới chỉ là những dấu hiệu sơ khởi còn cần được củng cố hay thanh luyện bằng những hướng dẫn cụ thể trong suốt quá trình huấn luyện và đào tạo.

Để có thể đáp lời mời gọi của Thiên Chúa, người được kêu gọi cũng cần có một mức độ trưởng thành và được hoàn toàn tự do cũng như thực sự ý thức về quyết định dấn thân của mình. Vì thế mà ứng sinh cũng phải đạt đến một độ tuổi mà sự phát triển về tâm lý cũng như tinh thần tương ứng với đòi hỏi của ơn gọi.

Tùy theo đặc sủng và mục đích của các dòng tu hay điều kiện của các chủng viện mà những tiêu chuẩn có sự khác biệt. Nhìn chung, ta có thể nêu ra những điều kiện cơ bản như sau:

- Có ý hướng ngay lành chứ không bị thúc đẩy bởi những động cơ vụ lợi, không vì áp lực bởi gia đình hay những người xung quanh, không bị tác động bởi môi trường xã hội khiến cho ý hướng tu trì bị vẩn đục

- Có một sức khỏe ổn định để đảm nhận sứ mạng và đòi hỏi của đời tu.

- Có sự quân bình về tâm lý để có thể vượt qua những thách đố của đời tu, để có thể hòa nhập với cuộc sống đời thường, để có những mối tương giao tốt đẹp với người khác về mặt tình cảm cũng như hoạt động.

- Có khả năng trí tuệ thích hợp để có thể đảm trách những công tác được trao phó, và có thể tự trang bị cho mình một vốn kiến thức đầy đủ làm nền tảng vững chắc cho đời sống đức tin theo kịp nhịp tiến bộ của xã hội.

- Có khả năng sống đời tu một cách tích cực nghĩa là tìm thấy niềm vui, sự bình an, hăng say chứ không chỉ là một gánh nặng phải cố mà mang lấy cho xong.

- Có một đời sống luân lý trong sáng và đời sống thiêng liêng tiến triển cách vững chắc. Đời sống ấy phải có hướng đi tới chứ không chỉ là những hăng hái nhất thời và nhạt dần theo năm tháng.

Là những người có trách nhiệm hay có những ưu tư về ơn gọi khi nhận thấy có những dấu hiệu sơ khởi, tích cực ta nên khuyến khích, nâng đỡ những mầm non ơn gọi. Chính đương sự cũng cần phải cầu nguyện để nhận ra tiếng gọi của Chúa. Cần tìm đến với những người khôn ngoan, đạo đức và hiểu biết về đời tu để được hướng dẫn. Điều quan trọng vẫn là thực hiện ý Chúa trên đời mình chứ không phải là tìm cách đeo đuổi ý định của mình hoặc cố gắng làm vui lòng người dù đó là cha mẹ hay người thân. Nếu Chúa đã mời gọi Ngài cũng sẽ ban cho những ơn huệ và năng lực để đáp trả.

Hợp Xướng Alleluia


Vũ Điệu - Ân Tình


Dâng Hoa Đức Mẹ


Dâng Hoa Đức Mẹ - Giáo Xứ Đa Minh Ba Chuông


Vũ khúc Nữ Vương Hoà Bình


Vũ khúc Maria


Một lần dâng hiến


Tâm sự chiếc áo dòng


Chúa chăn nuôi tôi


Tấu Lạy Bà


Kinh Hoà Bình


Lạy Chúa từ nhân!
Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cu bình an của Chúa
Ðẻ con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, Ðem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được người mến
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân,
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con,
Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện - chí
ơn an bình.

KHÔN NGOAN TÌM NƯỚC TRỜI

Chúa Nhật XVII thường niên - Năm A

KHÔN NGOAN TÌM NƯỚC TRỜI


Vua Salomon nổi tiếng là vị vua khôn ngoan sáng suốt. Ông đã xử những vụ án rất khó khăn một cách khéo léo không khác gì Bao Công. Bà hoàng hậu Saba ở mãi tận phương nam cũng phải đến nghe sự khôn ngoan của ông. Nhưng khôn ngoan nhất là khi được Chúa cho chọn lựa, ông đã không xin được trường thọ hay được giàu sang, mà chỉ xin được ơn khôn ngoan. Lời cầu xin của ông rất đẹp lòng Chúa. Nên Chúa đã khen ngợi và ban cho ông mọi điều mong muốn. Chúa muốn tôi bắt chước vua Salomon, biết xin ơn khôn ngoan và biết khôn ngoan trong những lựa chọn. Nhất là biết khôn ngoan lựa chọn Nước Trời như những người trong bài Tin Mừng hôm nay.
Những người trong bài Tin Mừng hôm nay khôn ngoan vì thao thức đi tìm. Sự thao thức đi tìm được thấy trong thái độ bôn ba đây đó, khảo sát đất đai. Chắc phải đào bới nhiều mới thấy kho tàng chôn giấu trong ruộng. Sự thao thức đi tìm cũng thấy trong việc ra khơi thả lưới. Vất vả chài lưới rồi còn phải lựa chọn. Dù vất vả, họ quyết tìm cho ra Nước Trời.
Họ khôn ngoan vì biết phân định. Đời sống đem đến cho ta đủ mọi loại giá trị thượng vàng hạ cám, như chiếc lưới đánh bắt đủ mọi loại tôm cá. Giữa những giá trị ấy ta phải biết phân định. Lựa chọn những giá trị cao quý, tốt đẹp. Biết chọn lựa cá tốt, vứt bỏ cá xấu. Biết giá trị của viên ngọc dù nó còn đang nằm giữa khối đá sù sì dơ bẩn. Biết giá trị của kho tàng dù nó còn đang bị chôn giấu dưới lòng đất sâu. Biết giá trị của Nước Trời dù Nước Trời chưa tỏ hiện rõ ràng trên thế gian.
Họ khôn ngoan vì dám dấn thân. Khi đã biết được giá trị Nước Trời, họ dấn thân theo đuổi đến cùng. Dấn thân trọn vẹn nên bán tất cả những gì mình có để đổi lấy kho tàng, viên ngọc quý. Dấn thân quyết liệt vì bán hết nhà cửa rồi thì không thể quay về chốn cũ, chỉ còn gắn bó với quê hương mới mà thôi. Dấn thân tuyệt đối, bỏ hết tất cả chỉ vì một viên ngọc. Dấn thân như thế là thái độ của tình yêu, sự say mê, sự khao khát mãnh liệt. Đó chính là thái độ phải có khi đi tìm Nước Trời.
Họ khôn ngoan vì biết từ bỏ. Bán tất cả những gì mình có là một từ bỏ lớn lao. Dứt lìa những gì mình gắn bó còn đau đớn hơn nữa. Bỏ một nơi yên thân chắc chắn để dấn thân vào một tương lai bấp bênh thì thật là phiêu lưu đến tận cùng. Nhưng không có cách nào khác. Phải bán tất cả mới đủ sức mua viên ngọc Nước Trời. Phải đầu tư trọn vẹn con người với tất cả tài năng trí tuệ, sức lực, thời giờ mới mong chiếm đoạt được Nước Trời. Luyến tiếc một chút là bất thành. Chần chừ một chút là hỏng việc. Nấn ná một chút là bị lỡ cơ hội.
Họ từ bỏ một cách nhẹ nhàng thanh thoát. Nên từ bỏ rồi họ cảm thấy vui tươi. Họ từ bỏ một cách mau mắn vì họ đã dứt khoát với những gì xưa cũ. Lòng trí của họ chỉ gắn bó tha thiết với kho tàng mới tìm thấy.
Đó là những thái độ khôn ngoan đáng cho ta noi theo trên con đường đi tìm Nước Trời. Biết thao thức đi tìm. Biết phân định giá trị. Biết mau mắn từ bỏ. Biết hăng hái dấn thân đến cùng.
Lạy Chúa, xin ban cho con ơn khôn ngoan để con biết chọn Chúa là nguồn mạch hạnh phúc.
GỢI Ý CHIA SẺ
1) Bạn có thực sự coi Nước Trời là kho tàng quý giá nhất không?
2) Bạn đã thực sự bán hết mọi sự để mua Nước Trời chưa? Còn những gì bạn còn luyến tiếc chưa muốn bán?
3) Bạn nghĩ thế nào về sự khôn ngoan. Bạn muốn trở thành người khôn ngoan thực sự không?

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

LỜI CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

Đức Thánh Cha đề nghị cần phải kiên nhẫn

khi chiến đấu với sự dữ

- Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên dùng lòng kiên nhẫn để chiến đấu với sự dữ, vì, như Thánh Âugustinô đã nói, "rất nhiều lúc đầu là cỏ lùng rồi trở thành hạt giống tốt."

Đức Thánh Cha nói như vậy ngày Chúa Nhật vừa qua khi cầu nguyện Kinh Truyền Tin với khách hành hương tụ tập tại nhà nghỉ hè của ngài tại Castel Gandolfo.

Ngài bình luận về các bài đọc của Thánh Lễ Chúa Nhật, đặc biệt là về dụ ngôn người gieo giống trong Phúc Âm.

Đức Thánh Cha nói: "Chúa Giêsu so sánh Nước Trời với một ruộng lúa, để giúp chúng ta hiểu rằng bên trong chúng ta đã được gieo vào môt cái gì nhỏ bé và che dấu, tuy nhiên có một sức mạnh không thể kìm hãm. Mặc dầu có nhiều trở ngại, hạt giống sẽ phát triển và hoa trái sẽ trưởng thành. Trái sẽ chỉ ngon ngọt nếu mảnh đất của đời sống được vun tưới theo thánh ý Chúa."

Đức Thánh Cha tiếp: "Tuy nhiên, Chúa Giêsu lưu ý chúng ta là sau khi chủ ruộng gieo hạt giống ... thì 'kẻ thù' tới và gieo cỏ lùng."

Ngài nói: "Điều này có nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng gìn giữ ân sủng tiếp nhận ngày chúng ta chịu phép rửa tội, và tiếp tục nuôi dưỡng đức tin nơi Thiên Chúa, điều này ngăn ngừa sự dữ đâm rễ. 

Ngài tiếp: "Bình luận về dụ ngôn này, thánh Âugustine nhận xét rằng 'lúc đầu có nhiều cỏ lùng nhưng sau lại trở thành hạt giống tốt'. Nếu những cỏ lùng, khi còn là sự dữ, không được chịu đựng một cách kiên nhẫn, thì sẽ không đạt được sự biến cải đáng ngợi khen'"

Đức Thánh Cha mời gọi: "Nếu chúng ta là con cái của một Người Cha cao trọng và thiện hảo như vậy, chúng ta phải tìm cách để giống như Người! Đây là mục đích Chúa Giêsu mong muốn khi Người giảng... Chúng ta hãy đến với Mẹ Maria với lòng tin tưởng .... để Mẹ giúp chúng ta trung thành bước theo Chúa Giêsu, và như vậy chúng ta mới sống được như những con cái đích thực của Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha nói như vậy ngày Chúa Nhật vừa qua khi cầu nguyện Kinh Truyền Tin với khách hành hương tụ tập tại nhà nghỉ hè của ngài tại Castel Gandolfo.

Ngài bình luận về các bài đọc của Thánh Lễ Chúa Nhật, đặc biệt là về dụ ngôn người gieo giống trong Phúc Âm.

Đức Thánh Cha nói: "Chúa Giêsu so sánh Nước Trời với một ruộng lúa, để giúp chúng ta hiểu rằng bên trong chúng ta đã được gieo vào môt cái gì nhỏ bé và che dấu, tuy nhiên có một sức mạnh không thể kìm hãm. Mặc dầu có nhiều trở ngại, hạt giống sẽ phát triển và hoa trái sẽ trưởng thành. Trái sẽ chỉ ngon ngọt nếu mảnh đất của đời sống được vun tưới theo thánh ý Chúa."

Đức Thánh Cha tiếp: "Tuy nhiên, Chúa Giêsu lưu ý chúng ta là sau khi chủ ruộng gieo hạt giống ... thì 'kẻ thù' tới và gieo cỏ lùng."

Ngài nói: "Điều này có nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng gìn giữ ân sủng tiếp nhận ngày chúng ta chịu phép rửa tội, và tiếp tục nuôi dưỡng đức tin nơi Thiên Chúa, điều này ngăn ngừa sự dữ đâm rễ.

Ngài tiếp: "Bình luận về dụ ngôn này, thánh Âugustine nhận xét rằng 'lúc đầu có nhiều cỏ lùng nhưng sau lại trở thành hạt giống tốt'. Nếu những cỏ lùng, khi còn là sự dữ, không được chịu đựng một cách kiên nhẫn, thì sẽ không đạt được sự biến cải đáng ngợi khen'"

Đức Thánh Cha mời gọi: "Nếu chúng ta là con cái của một Người Cha cao trọng và thiện hảo như vậy, chúng ta phải tìm cách để giống như Người! Đây là mục đích Chúa Giêsu mong muốn khi Người giảng... Chúng ta hãy đến với Mẹ Maria với lòng tin tưởng .... để Mẹ giúp chúng ta trung thành bước theo Chúa Giêsu, và như vậy chúng ta mới sống được như những con cái đích thực của Thiên Chúa."
(Nguồn Vietcatholic.org)

LỜI CHÚA MỖI NGÀY THÁNG 07.2011(TUẦN 5)



24/07/11            chúa nhật tuần 17 tn – a
                                                   Mt 13,44-52
vui mừng bán tất cả
“Nước Trời giống như chuyện kho báu dấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.” (Mt 13,44)
Suy niệm: Người thương gia này thật khôn ngoan vì biết “làm ăn.” Anh muốn sở hữu thửa ruộng mà anh khám phá có kho báu trong đó. Bởi vậy, anh vui mừng đi bán tất cả những gì anh có để mua cho bằng được thửa ruộng ấy. Anh vui mừng vì thấy trước kho báu sẽ thuộc về mình. Thật ra, những gì anh có trước đây cũng quý giá và đã từng gắn bó với anh, nhưng chúng chẳng đáng giá gì nếu so với kho báu. Vì thế, anh mạnh dạn bán tất cả những gì anh có vì biết chọn lựa và biết thẩm định giá trị của kho báu ấy. Đánh đổi những gì ít giá trị để lấy cái giá trị hơn quả là một hành động khôn ngoan. Nhờ biết chọn lựa, dám hy sinh tất cả những gì mình có, anh lãi được cả một kho báu!
Mời Bạn: Kho báu được ám chỉ ở đây chính là Nước Trời. Tiền tài, danh vọng và tất cả mọi sự ở thế gian này cộng lại cũng không thể so sánh với Nước Trời. Trước một Nước Trời vô cùng quý giá như vậy, ai muốn chiếm hữu hay muốn vào phải có lòng ước ao, dứt khoát triệt để, dám đánh đổi tất cả. Nước Trời là đối tượng trên hết mọi người cần kiếm tìm và phải can đảm bán hết những gì mình có mỗi khi đã nhận ra giá trị vô song của nó.
Sống Lời Chúa: Luôn tâm niệm rằng quê hương đích thật mà Chúa Giêsu đã ưu ái dọn sẵn cho mình là Nước Trời.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, “Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì mới chiếm được.” Xin ban cho chúng con lòng can đảm và dứt khoát chiếm cho được Nước Trời, là kho báu vô tận Chúa chuẩn bị cho chúng con.

25/07/11                       thứ hai tuần 17 tn
Th. Giacôbê, tông đồ                   Mt 20,20-28
lãnh đạo bằng cách phục vụ
“Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống.” (Mt 20,28)
Suy niệm: Chúa Giêsu giới thiệu Ngài là mẫu gương phục vụ cho các Tông Đồ và cho tất cả những ai theo Chúa. Các Tông Đồ là những người Chúa chọn đặt coi sóc các tín hữu. Vậy, khi kêu gọi các Tông Đồ theo gương phục vụ của Ngài, Chúa Giêsu chỉ dẫn cho các Tông Đồ cách thế lãnh đạo mới là phục vụ. Chúa Giêsu phục vụ bằng cách lo cho đời sống của đám đông dân chúng, ban bánh cho họ ăn. Ngài phục vụ bằng cách mang lấy số phận của những người được giao cho Ngài, thốt lên lời cầu xin cho những người theo Ngài còn ở trần gian. Ngài phục vụ bằng cách bênh vực cho đám đông, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm. Ngài phục vụ hăng say qua việc giảng giải Tin Mừng cho họ và dám chấp nhận phục vụ đến cùng qua cái chết trên thập giá. Chúa Giêsu đã lãnh đạo bằng cách phục vụ như thế.
Mời Bạn: Bạn được Chúa giao cho coi sóc một số người hay đảm trách những công việc trong nhóm hay trong xứ đạo, hoặc một mái ấm gia đình. Từ trước đến nay, bạn đã lãnh đạo bằng cách nào? Bằng cách kiêu căng thống trị hay phục vụ trong khiêm tốn? Hưởng thụ cách ích kỷ hay quảng đại hiến thân?
Chia sẻ: Tại sao phải lãnh đạo bằng cách phục vụ? Việc phục vụ có làm mất uy thế của người lãnh đạo không?
Sống Lời Chúa: Khi vào việc, bạn ý thức phải xăn tay áo như một đòi hỏi trước hết của người lãnh đạo.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin thúc đẩy con biết phục vụ mà không tìm an nghỉ. Xin cũng cho con nhận biết rằng khi con xả thân là lúc con làm chủ đời mình và đang tự do hiến dâng cho Chúa đời con. Amen.

26/07/11                         thứ ba tuần 17 tn
Th. Gioakim và Anna, song thân Đức Maria Mt 13,36-43
noi gương kiên nhẫn của thiên chúa
“Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái ác thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là quỷ dữ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên sứ…” (Mt 13,37-39)
Suy niệm: Thái độ kiên nhẫn của Thiên Chúa thể hiện qua dụ ngôn cỏ lùng là một bằng chứng tình yêu cao vời của Thiên Chúa, Đấng giàu lòng nhân từ, “chậm bất bình và hết sức khoan dung”. Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi con người hoán cải, đến ngày cuối cùng mới ra tay phán xét để tách biệt người lành ra khỏi kẻ dữ. Trong khi đó, phải chăng vì kiếp người quá vắn vỏi, con người không có đủ kiên nhẫn với nhau, luôn tìm cách bới ra khuyết điểm của nhau để loại trừ nhau, tiêu diệt nhau. Thật trớ trêu!
Mời Bạn: Hãy nhớ đức kiên nhẫn của Thiên Chúa và noi gương Ngài. Chỉ có một mình Thiên Chúa mới có quyền đoán xét và kết án con người. Nhưng Thiên Chúa lại chờ đợi “cho tới mùa gặt” mới thực thi quyền xét xử ấy. Và một khi xét xử Ngài lại xét xử cách khoan dung và nhẫn nại. Là con cái của Ngài, bạn hãy cố gắng sống quảng đại, tha thứ và cảm thông với tha nhân như Ngài.
Chia sẻ: Chúng ta làm gì trong khi Chúa chờ đợi để cho cả cỏ lẫn lúa mọc lên cho tới mùa gặt? Phải chăng chúng ta cũng khoanh tay, trố mắt ngồi chờ để “thi gan” với Chúa? Không! Không nhổ cỏ nhưng hãy cố gắng biến đổi “gen”: làm cho cỏ “hoán cải” trở thành lúa.
Sống Lời Chúa: Để Chúa vẫn còn nhẫn nại với bạn, hôm nay bạn hãy sẵn sàng tha thứ những điều anh em xúc phạm tới bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con luôn sống như Chúa: biết nhân từ và kiên nhẫn với anh em con.

27/07/11                         thứ tư tuần 17 tn
                                                   Mt 13,44-46
kho báu, ngọc quý
“Anh vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.” (Mt 13,42)
Suy niệm: Chúa Giêsu khéo léo mượn hình ảnh kho báu và viên ngọc quý, vốn là những gì ai cũng muốn có, để hướng đến một kho báu, một viên ngọc quý giá khác, đó là chính Chúa. Thật vậy, Chúa là kho báu, la viên ngọc quý mà mọi người đều choáng ngợp, và tìm mọi cách “chiếm hữu” cho được. Mọi sự trên trần gian này sánh với Chúa đều vô nghĩa. Các tông đồ đã nhận ra Chúa là TẤT CẢ, nên đã sẵn sàng từ bỏ mọi sự mà đi theo. Các tu sĩ cũng vậy, một khi cảm nhận chỗ đứng tất yếu của Chúa trong cuộc đời mình, đã không thể làm gì khác hơn là rũ bỏ mọi sự để hoàn toàn sống cho Chúa, thuộc trọn về Chúa. Đây cũng là cảm nhận của những ai sau một thời gian đánh mất Chúa, lại tìm được Ngài qua ơn trở lại, như thánh Phaolô, Augustinô, Charles de Foucauld...
Mời Bạn: Đối với bạn, Chúa Giêsu có là tất cả của bạn không, để bạn dám liều mọi sự, cả cuộc đời mình, để “chiếm hữu” được Ngài, theo ý tưởng của thánh Augustinô: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên lòng con khắc khoải cho đến khi nào được an nghỉ trong Chúa” ?
Chia sẻ: Kể chuyện chân phước Anrê Phú Yên (hay một thánh tử đạo Việt Nam) để làm gương khích lệ cho nhau.
Sống Lời Chúa: Hôm nay, tôi cố gắng sống như lời thánh Phaolô: “Đối với tôi, sống là Đức Kitô” (Pl 1,21).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết khám phá ra giá trị vo biên khi có Chúa làm gia nghiệp, là tất cả của đời con. Có Chúa, con có tất cả; mất Chúa, con mất tất cả. Xin cho con sẵn sàng đánh đổi mọi sự để được Chúa bây giờ và mãi mãi. Amen.

28/07/11                      thứ năm tuần 17 tn
                                                   Mt 13,47-53
bao dung – tha thứ
“Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài.” (Mt 13,48)
Suy niệm: Xem xong truyện Tấm Cám, có người khóc xót thương cho cô Tấm hiền lành; cũng có người tức tưởi vì sự độc ác của mẹ con cô Cám. Thật ra, thời đại nào cũng có rất nhiều người tốt và không thiếu những kẻ xấu. Hội Thánh tự bản chất là thánh thiện. Qua Bí tích Rửa Tội, chúng ta gia nhập vào Hội Thánh để được thánh hoá và được kêu gọi để nên thánh. Nhưng chúng ta phải chiến đấu với các khuynh hướng xấu tốt vẫn tồn tại trong con người chúng ta. Do đó, qua dụ ngôn chiếc lưới, Chúa Giêsu hôm nay dạy chúng ta phải có thái độ bao dung và tha thứ với người tội lỗi, đồng thời tự nhận biết mình cũng là tội nhân. Việc sàng lọc, phân định kẻ tốt người xấu chỉ được thực hiện vào thời cánh chung mà thôi.
Mời Bạn: Đức Kitô đang hiện diện trong Hội Thánh và trong mỗi người như dấu chỉ của lòng kiên nhẫn và khoan dung. Bạn hãy sống yêu thương, tôn trọng và tha thứ đối với mọi người. Vì chưng, không ngôn ngữ nào hùng hồn hơn, không có sứ điệp nào có tính thuyết phục hơn lòng nhân từ, sự khoan dung và tha thứ. Chính cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là tuyệt đỉnh của hành động cứu rỗi và lôi kéo mọi người lên với Ngài.
Chia sẻ: Bạn cảm xúc thế nào khi tha thứ cho một kẻ xúc phạm đến mình?
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ chú ý thực hành lời kinh Thương Người 14 Mối: “Tha kẻ dể ta,” và kinh 7 Mối Tội Đầu: “Yêu người chớ ghen ghét.”
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con biết lấy yêu thương thay cho oán thù, lấy thông cảm thay cho xét đoán và lấy thứ tha thay cho kết tội. Amen.

29/07/11                       thứ SÁU tuần 27 TN
Th. Mácta                                    Ga 11,19-27
BẠN CÓ TIN THẾ KHÔNG?
“Ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế khong?” (Ga 11,26)
Suy niệm: Trong những lần hành hương kính Đức Mẹ ở La Vang hay Trà Kiệu, chúng ta thường chứng kiến một cách cầu nguyện đặc biệt của các tín hữu: dùng tay chạm vào Đức Mẹ rồi xoa trên cơ thể mình với niềm hy vọng sẽ được ngài chữa bệnh xác hồn. Ai từng trải qua kinh nghiệm được ơn lành do lòng tin tưởng phó thác, sẽ dễ đồng cảm với cung cách cầu xin “lạ mắt” như vậy. Cô Mácta đã trải qua kinh nghiệm này khi được chứng kiến dấu lạ do Đức Giêsu thực hiện cho gia đình mình. Dựa vào thế giá của Đức Giêsu, cô đã dám tin một điều tưởng như không thể xảy ra: Em mình đã chết bốn ngày được sống lại! Qua dấu lạ này, cô được mời gọi tiến đến một niềm tin cao xa và sâu xa hơn: Ai sống và tin vào Đức Giêsu sẽ không bao giờ phải chết và Ngài chính là Đấng phải đến thế gian.
Mời Bạn: Từ chỗ tin có đời sau như các tín đồ Do Thái Giáo, thánh nữ Mácta đã tiến đến cao điểm của niềm tin Kitô Giáo: Tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh là chính Sự Sống để được sống muôn đời. Theo gương niềm tin của Thánh Nữ, bạn và tôi hãy vững dạ an lòng, trông cậy vào Chúa Giêsu cho dù cuộc đời chúng ta gặp những mịt mù, hoang mang.
Sống Lời Chúa: Để nói lên lòng tín thác vào Chúa, tôi sẽ nhiều lần trong ngày lập lại lời kinh: “Vì công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.”
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, thánh nữ Mácta đã tin vào quyền năng và tình thương của Chúa. Xin cho chúng con cũng biết noi gương Thánh Nữ, luôn tin tưởng và phó thác cho lòng nhân lành Chúa. Amen.

30/07/11                       thứ Bảy tuần 17 tn
Th. Phêrô Kim Ngôn, Giám mục      Mt 14,1-12
với bạn, đức giê-su là ai?
Tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng Đức Giêsu thì nói với những kẻ hầu cận rằng: “Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ.” (Mt 14,1-2)
Suy niệm: “Đức Giêsu là ai?” Người đương thời đã đặt câu hỏi đó về Đức Giêsu một con người đặc biệt, qua những lời Ngài rao giảng, những điềm thiêng dấu lạ Ngài thực hiện và nhất là qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Tất cả những điều này cho thấy Người là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật, Đấng đến để cứu chuộc nhân loại. Cũng như người đương thời với Đức Giêsu, con người qua các thời đại vẫn tiếp tục đặt câu hỏi “Đức Giêsu là ai?” cho ngày tận thế. Chính vì thế người Kitô hữu được mời gọi trả lời cho người đương thời bằng lời rao giảng, đời sống bác ái và đôi khi bằng cả tính mạng.
Mời Bạn: Báo chí trong những ngày qua tường thuật sự kiện một người vừa bị cướp hụt trên đường lại bị chính những người qua đường xúm lại “hôi của” một cách thật trơ trẽn. Trước sự vô cảm đáng báo động đó, người Kitô hữu được mời gọi làm chứng bằng cách sống những giá trị nhân bản như công bằng, liêm chính, tiết độ, cũng như sẵn sàng tích cực dấn thân trong nỗ lực thăng tiến con người, phát triển xã hội và giúp cho người nghèo có được điều kiện sống đúng với nhân phẩm.
Chia sẻ: Bạn có thái độ nào trước vấn nạn gian dối trong thi cử?
Sống Lời Chúa: Noi gương thánh Gioan Tẩy Giả, tôi sẵn sàng hy sinh, chịu thiệt thòi để làm chứng cho những giá trị của Tin Mừng Nước Trời.
Cầu nguyện: Lạy Giê-su, xin cho con biết dùng tất cả những khả năng và điều kiện Chúa ban để trình bày cho thế giới biết Ngài là ai. Amen.

31/07/11            chúa nhật tuần 18 tn – A
                                                   Mt 14,13-21
bốn bước theo chúa giêsu
“Đức Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá… bẻ ra, trao cho các môn đệ. Và môn đệ trao cho dân.” (Mt 14,19)
Suy niệm: Một tân tòng vốn là Phật tử quy y đã cảm nhận sâu sắc từng lời của bài Tin Mừng hôm nay. Bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nặng đến mức không cầm bút viết được, thay vì phàn nàn kêu trách, chị đã sẵn sàng “cầm lấy” căn bệnh của mình để rồi cũng “tạ ơn, bẻ ra và trao cho” người khác những hồng ân đã lãnh nhận (Nhờ Mẹ đến với Chúa, số 10/2010). Bài Tin Mừng hôm nay phác họa cho ta một hình ảnh rất đẹp trong chốn hoang địa: Chúa Giêsu và tiếp theo Ngài, các môn đệ cũng “cầm lấy” bánh và cá, “tạ ơn,” không giữ lại cho mình, nhưng “trao lại” cho người lân cận với nụ cười trên môi như lời mời gọi. Những người này cũng “cầm lấy, tạ ơn” và lại chia sẻ cho người khác. Đây là phép lạ hai trong một: phép lạ bánh cá hóa nhiều và phép lạ biến đổi lòng người.
Mời Bạn: Tựa như người tân tòng trên đây, bạn được mời gọi sống bí tích Thánh Thể trong đời thường qua bốn bước: cầm lấy-tạ ơn-bẻ ra-trao cho. Cầm lấy hoàn cảnh hiện tại của mình (cả may mắn lẫn thiếu may mắn), tạ ơn Chúa, bẻ ra thời giờ, của cải, sự quan tâm... và trao lại cho những người lân cận. Mời bạn bắt đầu ngay từ hôm nay.
Chia sẻ: Bẻ ratrao cho có khả thi trong xã hội tiêu thụ hôm nay không?
Sống Lời Chúa: Suy nghĩ, xem xét kỹ bốn bước trên đây và cố gắng áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, cảm tạ Chúa đã thực hiện phép lạ bánh hóa nhiều để dạy bài học quảng đại: cầm lấy-tạ ơn-bẻ ra-trao cho. Xin giúp chúng con luôn biết thực hiện bốn bước theo chân Chúa này trong cuộc đời mình.